Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh tàu chiến tan xác bởi 2 ngư lôi

Tàu chiến "bay" lên khỏi mặt nước và gãy vì sức ép của ngư lôi đầu tiên. Ngay khi tàu rơi trở lại mặt nước, ngư lôi thứ 2 lao tới, khiến nó tiếp tục vỡ thành những mảnh nhỏ hơn.

mn
Sau khi một chiến hạm "nghỉ hưu", người ta thường dùng nó để làm mục tiêu trong những vụ thử vũ khí mới hoặc huấn luyện quân nhân cách vận hành loại chiến hạm tương tự.
lmn
Đôi khi quân đội cho tàu đắm xuống biển để làm rạn san hô hay bãi lặn nhân tạo. Thông thường quân đội ghi hình toàn bộ diễn biến của một vụ phá tàu.
2
Con tàu trong video là HMAS Torrens, từng phục vụ Hải quân Hoàng gia Australia từ năm 1971 tới năm 1998. Hoạt động phá hủy HMAS Torrens diễn ra ngày 14/6/1999.
3
Một tàu ngầm phóng ngư lôi vào HMAS Torrens trong một thử nghiệm vũ khí chiến đấu mới của tàu ngầm.
5
Sức công phá của ngư lôi hiện rõ trong những bức ảnh. Ngư lôi nổ bên dưới sống của tàu, tạo nên xung chấn mạnh.
6
Sức ép từ vụ nổ nhấc tàu lên mặt nước rồi "bẻ" gãy nó ngay lập tức.

7
Ngay sau khi tàu trở lại mặt nước, quả ngư lôi thứ 2 lao tới khiến tàu tiếp tục vỡ thành những mảnh nhỏ hơn.
8
Người ta có thể dùng những video về cảnh phá tàu để phục vụ nhiều mục đích. Chẳng hạn, các chuyên gia biên tập và số hóa video về vụ phá HMAS Torrens để dùng trong phim Trân Châu Cảng (2001).
9
Năm 2006, một trang web của tổ chức Hồi giáo vũ trang Hezbollah tại Lebanon dùng những ảnh mà họ xuất từ video đó để tuyên bố họ đã diệt một tàu chiến của Israel bằng tên lửa.

Khám phá xưởng 'hóa kiếp' máy bay khổng lồ ở Pháp

Tại Tarmac Aerosave, các kỹ sư tháo dỡ những chiếc máy bay chở khách khổng lồ ngừng hoạt động, tận dụng tới gần 90% vật liệu, để phục vụ các ngành công nghiệp khác.

Thu Hoài

Ảnh: Hải quân Australia

Bạn có thể quan tâm