Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền ở Sài Gòn - Chợ Lớn 150 năm trước

Những bức ảnh về Sài Gòn - Chợ Lớn do Émile Gsell chụp cho thấy cảnh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền, phố xá đông đúc của vùng đất này khoảng 150 năm trước.

Sai Gon - Cho Lon anh 1

Trong cuốn Sài Gòn Chợ Lớn ký ức đô thị và con người, tác giả Nguyễn Đức Hiệp đã giới thiệu đôi nét về tiểu sử và tác phẩm của Émile Gsell (1838-1879) - nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và thương mại đầu tiên ở Sài Gòn. Ông Hiệp cho biết Émile Gsell chụp rất nhiều hình ảnh về Sài Gòn - Chợ Lớn (chụp khoảng những năm 1875-1879). Trong ảnh là quang cảnh đường Rigault de Genouilly nay là đường Nguyễn Huệ. Chính tại con phố này, Gsell đã mở văn phòng nhiếp ảnh của mình. Vào thời Gsell hai bờ kênh trên phố mang hai tên khác nhau: Rigault de Genouilly và Charner. Đại lộ này sau chỉ mang tên Charner, khi con kênh tại đây được lấp đầy.

Sai Gon - Cho Lon anh 2

Ảnh một con tàu vận tải trên ụ nổi cảng Sài Gòn.

Sai Gon - Cho Lon anh 3

Một con phố ở Sài Gòn nơi những túp lều rơm và những ngôi nhà xây cùng tồn tại.

Sai Gon - Cho Lon anh 4

Quang cảnh Chợ Lớn cho thấy cảnh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền, buôn bán tấp nập. Chợ Lớn là thủ phủ kinh tế của Nam Kỳ: tất cả lúa gạo trồng ở đồng bằng được vận chuyển đến đây bằng thuyền để xay xát và sau đó xuất khẩu. Kênh Bến Nghé (rạch Bến Nghé), chiều dài 3,1 km, là ranh giới tự nhiên kết nối giữa Chợ Lớn với Sài Gòn (nay là quận 4 và quận 1). Kênh bắt đầu từ ngã ba nơi giao với sông Sài Gòn và kết thúc tại ngã tư nơi giao với kênh Tàu Hủ, kênh Tẻ và kênh Đôi.

Sai Gon - Cho Lon anh 5

Một bức ảnh chụp quang cảnh Chợ Lớn khác cho thấy cảnh tàu thuyền tấp nập cập bến.

Sai Gon - Cho Lon anh 6

Một phần cảng Sài Gòn trong những năm đầu người Pháp có mặt tại thành phố. Những chiếc thuyền buồm và tàu chạy bằng hơi nước lớn của Châu Âu neo đậu trên sông.

Sai Gon - Cho Lon anh 7

Quang cảnh đường Charner nhìn ra sông Sài Gòn (sau thành đại lộ Charner, nay là Nguyễn Huệ, khi con kênh được lấp đầy). Có thể thấy biển hiệu của tòa nhà ở giữa hình ảnh có nội dung: “Khách sạn Sài Gòn”.

Sai Gon - Cho Lon anh 8

Quang cảnh đường Charner đang xây dựng (nhìn từ phía sông Sài Gòn vào). Sau này tòa thị chính Sài Gòn được xây dựng ở phía cuối con đường.

Sai Gon - Cho Lon anh 9

Bức ảnh này cho thấy một phần cảng Sài Gòn trong những năm đầu người Pháp có mặt tại thành phố.

Sai Gon - Cho Lon anh 10

Toàn cảnh Sài Gòn. Bức ảnh này được tạo thành từ ba bức ảnh của Gsell được dán lại với nhau.

Sai Gon - Cho Lon anh 11

Bức ảnh này cho thấy một phần cảng Sài Gòn trong những năm đầu người Pháp có mặt tại thành phố.

Sai Gon - Cho Lon anh 12

Quai de Commerce (Bến Thương Mại), sau này được đặt tên là Quai Le Myre de Vilers. Nó nằm không xa phố Rigault de Genouilly và phố Charner.

Những đổi thay của đô thị miền Nam 150 năm trước

Những hình ảnh về Sài Gòn do John Thomson chụp năm 1867 cho thấy diện mạo một thành phố Á Đông có phần cổ kính, hoang sơ đang chuyển mình theo hướng một đô thị phương Tây hiện đại.

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm