Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cần dành thêm sự quan tâm và khuyến cáo cho phụ nữ và trẻ em gái

Các chuyên gia khuyến cáo rằng không chỉ băng vệ sinh cần được xem là mặt hàng thiết yếu, các dịch vụ hỗ trợ phụ nữ trong mùa dịch cũng nên được xem là dịch vụ thiết yếu.

“(Băng vệ sinh, tã bỉm) nhất thiết không được gián đoạn trong thời gian có đại dịch Covid-19”, bà Naomi Kitahara, trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam, nhận định khi trao đổi với Zing.

Theo đó, việc thiếu hụt các mặt hàng này trên thị trường có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra hậu quả lâu dài và làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân.

Ngoài ra, không chỉ các sản phẩm hàng hóa, những dịch vụ hỗ trợ phụ nữ hoặc trẻ em gái trước các tình trạng như bị bạo hành, xâm hại cũng cần được xem là dịch vụ thiết yếu, theo bà Kitahara. Việc thiếu thốn sự hỗ trợ trong mùa dịch có thể kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe cho phụ nữ, bị bạo hành hoặc có thai ngoài ý muốn.

Ngoài đồ ăn, thức uống còn là sức khỏe và nhân phẩm

Trong giai đoạn dịch bùng phát mạnh tại Ấn Độ vào tháng 3/2020, giới chức nước này đã áp dụng một đợt giãn cách xã hội trên phạm vi toàn quốc. Các nhà máy và hoạt động giao thông đều bị tạm ngưng. Chỉ các lĩnh vực phân phối nhu yếu phẩm được phép hoạt động.

Nhiều nhà cung ứng đã bối rối và quyết định ngừng sản xuất, kéo theo sự khan hiếm của một loạt mặt hàng, trong đó có băng vệ sinh.

bang ve sinh la mat hang thiet yeu anh 1

Bà Naomi Kitahara, trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam. Ảnh: UNFPA Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, nhiều nhóm phụ nữ, bác sĩ và các tổ chức phi chính phủ đã đưa ra nhấn mạnh rằng Covid-19 sẽ không làm ngừng chu kỳ kinh nguyệt.

Đồng tình với quan điểm này, bà Naomi Kitahara cho biết: “UNFPA luôn tư vấn các quốc gia, trong đó có Việt Nam, cần đảm bảo đưa băng vệ sinh, tã, bỉm vào danh mục mặt hàng thiết yếu trong chương trình ứng phó với tình huống khẩn cấp của mỗi quốc gia”.

“Chúng tôi hoàn toàn hiểu những khó khăn, hạn chế về nguồn lực, nhưng phụ nữ và trẻ em gái, ngoài lương thực, thực phẩm và nơi chốn để ở, cần có những vật dụng khác để bảo vệ nhân phẩm của họ trong cuộc sống hàng ngày”, bà nhấn mạnh.

Trong khi đó, trả lời Zing, bà Vũ Phương Ly, chuyên gia cao cấp của UN Women Việt Nam, cho biết băng vệ sinh hiện là hình thức phổ biến nhất ở Việt Nam, được hầu hết phụ nữ và trẻ em gái sử dụng cho kỳ kinh của mình.

Tương tự, bỉm và tã cũng là hình thức được nhiều gia đình sử dụng để chăm sóc vệ sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, người già nhằm giải phóng sức lao động cho phụ nữ và người trông trẻ, cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường sống của gia đình.

Nếu không có chúng, cuộc sống của mọi cá nhân và gia đình sẽ bị đảo lộn, đặc biệt trong bối cảnh cách ly tập trung hoặc sống ở khu vực bị phong tỏa vì dịch bệnh, dẫn đến nhiều hệ lụy lâu dài về sức khỏe cho phụ nữ, trẻ em gái nói riêng và người dân nói chung.

Theo BBC, chỉ có 15% trẻ em gái Ấn Độ được tiếp cận với băng vệ sinh trong thời gian các nhà máy và cơ sở phân phối ngừng hoạt động.

bang ve sinh la mat hang thiet yeu anh 2

Nếu việc tắc nghẽn hàng hóa như băng vệ sinh, tã, bỉm không sớm được tháo dỡ, mặt hàng này có thể thiếu hụt trên thị trường. Ảnh: Guardian.

Ngoài băng vệ sinh, trưởng đại diện UNFPA nhấn mạnh cần đảm bảo cung cấp dịch vụ sức khỏe tình dục và sinh sản, đặc biệt cho phụ nữ đang mang thai, đồng thời luôn có sẵn các dịch vụ nhằm ngăn chặn và ứng phó kịp thời vấn nạn bạo lực đối phụ nữ và trẻ em gái, thường xảy ra trong bối cảnh khủng hoảng hoặc trường hợp khẩn cấp.

"Những dịch vụ thiết yếu cần bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ của công an, tiếp cận dịch vụ tư pháp và các dịch vụ hỗ trợ xã hội", trưởng đại diện UNFPA cho biết.

Những vấn đề bị bỏ quên trong đại dịch

Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng đến mọi đối tượng trong xã hội, nhưng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thường là các nhóm yếu thế, trong đó có phụ nữ, trẻ em - đặc biệt là trẻ em gái - và người già.

Trong bối cảnh đó, bà Naomi Kitahara cho biết UNFPA đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đảm bảo cung cấp dịch vụ cho nhóm dân số dễ bị tổn thương.

Việc thực hiện các biện pháp hạn chế và phong tỏa đã đẩy hàng triệu người phải ở nhà cùng với nỗi lo lắng, bất an, dẫn đến nhiều vấn đề khác như bạo lực gia đình.

“Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm sự quan tâm và khuyến cáo dành cho phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ là nạn nhân của bạo lực gia đình trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, bà Naomi Kitahara nói.

Bên cạnh đó, dự báo toàn cầu của UNFPA cho thấy nếu tiếp tục duy trì hạn chế đi lại thêm ít nhất là 6 tháng nữa, cùng với những gián đoạn trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, 47 triệu phụ nữ ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ không có biện pháp tránh thai hiện đại. Và theo ước tính, 7 triệu người có thể mang thai ngoài ý muốn.

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu mô phỏng của UNFPA năm 2020, những tác động của đại dịch Covid-19 có thể làm tăng tỷ lệ tử vong của người mẹ từ 44% tới 65%.

bang ve sinh la mat hang thiet yeu anh 3

Số liệu của UN Woman tại Việt Nam cho biết phụ nữ chiếm đến 70% trong nhóm ngành phục vụ y tế. Ảnh: Duy Hiệu.

Vì vậy, bà Naomi Kitahara nhấn mạnh khống chế bền vững đại dịch Covid-19 cần thiết phải có sự hợp tác và phối hợp liên ngành một cách năng động, hiệu quả.

“Các ngành có liên quan đến lao động, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, giao thông vận tải, giáo dục, thông tin, phúc lợi xã hội phải phối hợp với ngành y tế để đảm bảo không gián đoạn cung cấp và sử dụng dịch vụ thiết yếu, đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe tình dục và sinh sản, cũng như ngăn chặn và ứng phó với nạn bạo lực trên cơ sở giới”, trưởng đại diện UNFPA nói.

Trong khi đó, đại diện UN Woman tại Việt Nam đề xuất đảm bảo tiếng nói của phụ nữ ở nhiều cấp độ khác nhau trong cơ quan đoàn thể, và ngay cả trong ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19.

"Việc có tiếng nói của những người phụ nữ trong tiến trình ra quyết định rất quan trọng. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo cần xem xét phân tích, báo cáo, tác động liên quan đến bình đẳng giới để đưa ra quyết định hợp lý đối với các nhóm xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái", bà Ly nói.

UNFPA gợi ý Việt Nam có thể áp dụng chuyển đổi số, như ứng dụng khám chữa bệnh từ xa (tele-health), cùng với các tin nhắn qua điện thoại để cảnh báo người dân về bạo lực dựa trên cơ sở giới.

“Đây là những công cụ giúp đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 như hiện nay ở Việt Nam”, bà Naomi Kitahara cho biết.

Ai được quyền quyết định vận động viên nữ mặc gì khi thi đấu?

Tranh cãi về quy tắc trang phục phụ nữ trong thể thao không có gì mới mẻ. Sự khác biệt là giờ đây các vận động viên nữ bắt đầu giành lại quyền quyết định của họ.

'Băng vệ sinh là hàng hóa thiết yếu, bao cao su cũng cần được xem xét'

Chuyên gia UN Women Việt Nam khẳng định băng vệ sinh, tã, bỉm là mặt hàng thiết yếu và việc thiếu hụt nguồn cung sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe nhóm yếu thế trong xã hội.

Băng vệ sinh không thiết yếu? Hãy hỏi người Anh và Ấn Độ!

Sự chỉ trích từ phía người dân đã khiến giới chức một số nước phải xem xét lại cách phân loại các mặt hàng thiết yếu được cung ứng trong thời gian giãn cách xã hội.

Ong Trump len tieng hinh anh

Ông Trump lên tiếng

0

Phản ứng trên mạng xã hội sau khi đề cử bộ trưởng Tư pháp của mình rút lui, ông Trump đề cao Gaetz vì đã đứng sang một bên để tránh thành "mối sao nhãng" trong chính quyền mới.

Minh An

Bạn có thể quan tâm