Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Căn cứ không quân Misawa phát cảnh báo vì Triều Tiên phóng tên lửa

Căn cứ không quân Misawa, đồn trú của lực lượng quân sự Mỹ và Nhật Bản, đã phát cảnh báo tìm nơi trú ẩn tại chỗ sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên vào ngày 18/11. 

Vụ phóng thử tên lửa đạn đạo Triều Tiên hồi tháng 3/2021. Ảnh: KCNA.

Theo Đại tá Không quân Mỹ Greg Hignite, giám đốc các vấn đề công của lực lượng Mỹ tại Nhật Bản, cảnh báo đã được đưa ra sau khi tên lửa đạn đạo do Bình Nhưỡng phóng ngày 18/11 rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản, CNN đưa tin.

Hiện nó đã được dỡ bỏ và quân đội Mỹ vẫn đang phân tích đường bay, ông cho biết.

“Cánh cửa ngoại giao vẫn chưa đóng lại, nhưng Bình Nhưỡng phải ngay lập tức chấm dứt các hành động gây bất ổn”, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Adrienne Watson nói. “Mỹ sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh cho Mỹ, cùng các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản”.

Trieu Tien phong ten lua anh 1

Các quan chức Nhật Bản cho biết tên lửa được Triều Tiên phóng vào hôm 18/11 có thể vươn tới phần lớn lãnh thổ Mỹ. Ảnh: KCNA.

Theo đánh giá của các quan chức Nhật Bản, tên lửa được Triều Tiên phóng vào hôm 18/11 có thể đạt tầm bắn lên tới 15.000 km, cho phép vũ khí này có năng lực tấn công vào phần lãnh thổ chính của Mỹ, Reuters đưa tin.

Theo Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno, loại vũ khí được Triều Tiên phóng vào hôm 18/11, được xếp vào diện tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Tên lửa đã lao xuống vùng biển cách đảo Oshimam - thuộc vùng Hokkaido - 200 km về phía tây, trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

Leif-Eric Easley, phó giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Phụ nữ Ewha ở Seoul, cho biết Triều Tiên đang “cố gắng phá vỡ sự hợp tác quốc tế chống lại nước này bằng cách leo thang căng thẳng quân sự và cho thấy họ có khả năng đặt các thành phố của Mỹ trước nguy cơ bị tấn công hạt nhân”.

Ankit Panda, thành viên cao cấp trong Chương trình chính sách hạt nhân tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, nói rằng vụ phóng hôm 18/11 có thể là một phần trong “tiến trình phát triển năng lực mà ông Kim đã xác định là cần thiết trong việc hiện đại hóa lực lượng hạt nhân”.

Mỹ và các nhà quan sát quốc tế đã cảnh báo trong nhiều tháng rằng Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân dưới lòng đất, với hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động tại bãi thử hạt nhân.

Jeffrey Lewis, giám đốc Chương trình Không phổ biến vũ khí Đông Á tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân, cho biết vụ thử tên lửa bị nghi là ICBM nhằm đánh giá các phần trong chương trình tên lửa của Triều Tiên - điều mà Kim Jong Un đã tuyên bố sẽ thực hiện vào năm nay.

Ông Lewis cho biết các cuộc thử nghiệm tầm ngắn gần đây “là bài tập cho các đơn vị pháo binh tiền tuyến thực hành tấn công hạt nhân phủ đầu”.

Bắc Triều Tiên qua 100 câu hỏi

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách về Triều Tiên có tựa đề "Bắc Triều Tiên qua 100 câu hỏi" do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản năm 2021. Cuốn sách giúp bạn đọc có cách nhìn đầy đủ, rõ nét hơn khi tìm hiểu về đất nước, con người Triều Tiên, cũng như cập nhật những thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Triều Tiên hiện nay.

Hàn - Mỹ xuất kích F-35A tập trận đáp trả Triều Tiên

Hàn Quốc và Mỹ tập trận không quân chung vào ngày 18/11 nhằm đáp trả việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Bà Harris họp khẩn ở Thái Lan vì Triều Tiên phóng tên lửa

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo ngày 18/11 sau khi Triều Tiên phóng tên lửa. 

Minh An

Bạn có thể quan tâm