Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cận cảnh sự xuống cấp của chợ An Đông ở Sài Gòn

Sau nhiều năm xây dựng, cơ sở hạ tầng chợ An Đông, TP.HCM xuống cấp, ảnh hưởng lớn đến doanh thu của tiểu thương.

trung tam thuong mai An Dong xuong cap anh 1
Hình thành từ năm 1951, chợ An Đông là một trong ba chợ truyền thống cấp 1 có lịch sử lâu đời tại TP.HCM (cùng với chợ Bình Tây và chợ Bến Thành). Đến năm 1991, hơn 2.000 tiểu thương chợ An Đông là những người đầu tiên đã đóng góp, cùng xây dựng chợ kiên cố như hiện tại.
trung tam thuong mai An Dong xuong cap anh 2
Trung tâm Thương mại - Dịch vụ An Đông (chợ An Đông) một thời từng là nơi mua sắm sầm uất bậc nhất khu vực quận 5 nói riêng và cả TP.HCM nói chung.  Mặt hàng kinh doanh chủ yếu tại chợ là quần áo, giày dép, trang sức, đồ thủ công mỹ nghệ. Chợ có gần 4.000 tiểu thương và nhân viên làm việc, kinh doanh trong hơn 2.700 quầy sạp.
trung tam thuong mai An Dong xuong cap anh 3
Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, cơ sở vật chất trong chợ đã xuống cấp trầm trọng, lượng khách hàng đến chợ dần thưa thớt và chuyển sang mua sắm tại những trung tâm thương mại mới khang trang, hiện đại hơn.
trung tam thuong mai An Dong xuong cap anh 4
Tại khu vực tầng 3, trần chợ bị dột và nước nhỏ xuống liên tục mỗi khi trời mưa. Tình trạng này cũng xảy ra tại nhiều khu vực khác bên trong.
trung tam thuong mai An Dong xuong cap anh 5
Nước mưa len theo đường dây điện, nhỏ xuống các tầng tiếp theo, gây nguy hiểm khó lường nếu dây điện bị chập mạch.
trung tam thuong mai An Dong xuong cap anh 6
Nước mưa từ trần nhỏ xuống làm ướt sàn nhiều khu vực trong chợ. Một số tiểu thương tự khắc phục bằng cách dùng xô hứng nước, một số khác dùng bạt che kho hàng để bảo vệ hàng hoá không bị ẩm ướt.
trung tam thuong mai An Dong xuong cap anh 7
Ông Phạm Viết Thanh (áo vàng), chủ một sạp quần áo, chia sẻ ông đã buôn bán tại đây kể từ những ngày đầu chợ thành lập và chứng kiến sự xuống dốc từ từ của chợ An Đông. Nếu như ngày trước, ông làm việc không kịp để bán cho khách hàng, thì giờ đây, ông cùng nhiều tiểu thương khác phải chịu cảnh "ngồi chơi xơi nước".
trung tam thuong mai An Dong xuong cap anh 8
Cũng vì tình hình kinh doanh ế ẩm, không khó để bắt gặp tại chợ hình ảnh những tiểu thương hoặc ngồi tán dóc với nhau, hoặc vô tư ngủ.
trung tam thuong mai An Dong xuong cap anh 9
Tại một số nơi, vấn đề dột trần được khắc phục bằng cách trát xi măng nham nhở.
trung tam thuong mai An Dong xuong cap anh 10
Bên trên các sạp hàng, dây điện mắc chằng chịt và lộ thiên.
trung tam thuong mai An Dong xuong cap anh 11
Trong khi đó, các tủ phòng cháy chữa cháy lại chứa rác thay vì là bình chữa cháy.
trung tam thuong mai An Dong xuong cap anh 12
Tại khu vực lối đi cầu thang, nhóm thanh niên phụ bán hàng đang ngồi tán gẫu trong cái nóng hầm hập, lúc sạp không có khách. Anh Trương Đặng Công Tâm (người làm công cho một sạp bán quần áo) cho biết anh làm công việc này đã được 5 năm, một tháng được 4 triệu đồng. Nếu sạp bán đắt thì anh sẽ có nhiều tiền hơn, nhưng tình hình hiện nay ít khách nên mức lương của anh giậm chân tại chỗ.
trung tam thuong mai An Dong xuong cap anh 13
Tình hình doanh thu sụt giảm nghiêm trọng cũng khiến cho nhiều tiểu thương quyết định sang sạp...
trung tam thuong mai An Dong xuong cap anh 14
Một số khác lại đóng hẳn cửa hàng, ngừng kinh doanh.
trung tam thuong mai An Dong xuong cap anh 15
Các cửa kính, cửa sổ của chợ bị nứt, vỡ và được chắp vá lại bằng những mảnh giấy loang lổ.
trung tam thuong mai An Dong xuong cap anh 16
Cùng với đó, mặt tường nhiều nơi cũng xuất hiện những vết nứt dài đến vài mét.
trung tam thuong mai An Dong xuong cap anh 17
Bà Phan Thị Bích Liên (áo trắng), chủ một sạp hàng, chia sẻ khách hàng càng ngày càng ít đến chợ An Đông vì bên trong chợ quá nóng và cũ kỹ. Việc sửa chữa lại diễn ra quá chậm dẫn đến doanh thu của sạp bà giảm đến 70-80%.
trung tam thuong mai An Dong xuong cap anh 18
Tiểu thương chợ An Đông cho biết từ năm 2013, Ban quản lý chợ đã thu tiền mỗi sạp để sửa chữa chợ, với tổng số tiền theo công bố là 217 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay, sau 4 năm, kế hoạch sửa chữa này vẫn chưa được thực hiện, dẫn đến bức xúc của nhiều tiểu thương trong chợ.

Sáng 19/9 tiểu thương chợ truyền thống An Đông, TP.HCM đã bãi thị. Cuộc bãi thị diễn ra từ 6h sáng kéo dài đến gần 10h. Sau đó tiểu thương cùng nhau bộ hành tới UBND TP.HCM. Nguyên nhân các tiểu thương đã bức xúc vì việc thu chi sửa chữa chợ không rõ ràng.

Theo phản ánh của tiểu thương chợ An Đông, quận 5, TP.HCM, từ đầu năm 2012, hơn 2.000 tiểu thương đã được vận động đóng trước hơn 217 tỷ đồng với nhiều hứa hẹn từ quận là sẽ nâng cấp bảo dưỡng chợ khang trang, sạch đẹp. Tuy nhiên, gần 5 năm qua, lời hứa đó vẫn chưa được thực hiện. 

Hàng nghìn tiểu thương chợ An Đông phải kinh doanh trong hoàn cảnh hạ tầng chợ xuống cấp trầm trọng, khách lần lượt bỏ chợ ra đi.

Chủ tịch UBND quận 5: Chậm sửa chợ là do... chủ quan Ông Phạm Quốc Huy, Chủ tịch UBND quận 5 nói chỉ có 2 hạng mục lắp đồng hồ điện và thi công ô giếng trời bị chậm so với tiến độ. Việc chậm trễ, theo ông Huy là do... chủ quan.

Nghi vấn thu chi bất thường ở chợ An Đông

Thu chi khuất tất, bất thường của Ban quản lý chợ là một trong những lý do khiến tiểu thương khu chợ truyền thống sầm uất bậc nhất TP.HCM bức xúc, đóng sạp để phản đối.

Vì sao hơn 2.500 tiểu thương chợ An Đông bãi thị?

Đóng góp hàng trăm tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp chợ nhưng nhiều năm nay, tiểu thương chợ An Đông, TP.HCM vẫn phải buôn bán trong chợ cũ xuống cấp.

Liêu Lãm

Bạn có thể quan tâm