Mặt bằng tổng thể di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý, tại hố G7-G8, chiều rộng đông tây là 19,5 m. Kiến trúc trung tâm có 2 vòng tròn đồng tâm: vòng tròn trong có đường kính 9,34 m, vòng tròn ngoài đường kính 14,5 m. |
Vị trí của di tích vừa phát lộ nằm phía dưới, cạnh Nhà Quốc hội sắp khánh thành. |
Ngay sau khi phát lộ, các nhà khảo cổ học, sử học đã có mặt để tìm hiểu, song, việc xác định tên gọi rất khó khăn bởi đây là lần đầu tiên họ được tiếp cận một di tích có hình thù đặc biệt như vậy. |
Chi tiết chính tâm kiến trúc trung tâm. |
Mặt bằng di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý, tại hố G7-G8 được minh họa bằng người đứng, tượng trưng cho các vị trí cột gỗ. Các nhà khoa học nhận định đây là kiến trúc tâm linh để tế Thượng Đế và Ngũ Đế có phối hưởng tế tự liệt tổ, liệt tông của hoàng đế nhằm khẳng định tính chính đáng của Vương triều được Trời trao Thiên mệnh, một loại kiến trúc không thể tách rời trong cấu trúc tổng thể của các vương đô cổ phương Đông. |
Sau khi thảo luận về vị trí, kiến trúc, di vật, đối sánh với các di tích đã nghiên cứu ở Thăng Long - Hà Nội như đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc ở Việt Nam và các nước khác, bước đầu các nhà khoa học thống nhất đề tên gọi là Di tích tế lễ Trời – Đất của Hoàng đế đầu thời Lý. |
Chi tiết hàng cọc gỗ và dây buộc liên kết bao quanh kiến trúc trung tâm. |
Chi tiết cấu kiện đá đặt chính giữa ở kiến trúc trung tâm. Các nhà khoa học nhận định: “Kiến trúc này có giá trị đặc biệt quan trọng trong tổng thể của di tích kiến trúc Lý đã xuất lộ ở Thăng Long”. Niên đại của di tích từ khoảng năm 1010 - 1048 và sau đó vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến giữa thế kỷ XII. |
Chi tiết cấu kiện gỗ trung tâm của kiến trúc phía Đông. |
Mặt bằng kiến trúc phía Đông. Theo Viện Hàn lâm KHXH, đây là di tích văn hóa tâm linh thuộc loại sớm nhất của Việt Nam, là di tích tâm linh độc đáo chỉ có ở kinh đô đầu triều Lý. Trong bối cảnh phương Đông đương thời, đây là loại di tích thể hiện tinh thần tự chủ, tự cường cao của Đại Việt thời Lý. |
Viện Khảo cổ học đã tiến hành các biện pháp bảo vệ khẩn cấp di tích như lấp cát tạm thời bảo vệ nguyên trạng. Toàn bộ di tích đã được scan 3D, vẽ, chụp ảnh, đo đạc, ghi chép để xây dựng hồ sơ khoa học. |
Chi tiết cấu kiện gỗ của kiến trúc và mặt bằng kiến trúc phía Tây. Trước tầm quan trọng đặc biệt của di tích, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH kiến nghị phương án bảo tồn. Sau khi ghi nhận ý kiến từ các nhà khoa học, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thống nhất việc cần bảo tồn, bảo tàng nguyên trạng đối với di tích đàn tế nói riêng cũng như các di tích quan trọng khác ở khu trung tâm Hoàng thành nói chung. |