Theo Ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội, thành phố phải di dời 4 khu có nhà nguy hiểm cấp độ D; đồng thời khảo sát hiện trạng, kiểm định, lập quy hoạch, hoàn thành muộn nhất trong quý II/2023 và tổ chức lựa chọn chủ đầu tư dự án trong quý III. Tại tập thể Bộ Tư pháp (ngõ 35 Kim Mã Thượng, phường Cống Vị, Ba Đình), các hộ dân sinh sống tại đơn nguyên 1 và 3 đã được di dời. |
Khu tập thể Bộ Tư pháp xây dựng từ năm 1990 đến nay xuống cấp trầm trọng. Công trình giữa đơn nguyên 1-3 tách rời khỏi đơn nguyên 2 và đã quây tôn chắn, dán niêm phong. |
Toàn bộ cư dân ở đơn nguyên 1-3 được di dời đến nhà tạm cư từ nhiều năm nay. Tập thể này được dán cảnh báo mức độ nguy hiểm cấp D, các vết nứt trên tường thành rãnh to, tường nhà xiên xẹo. |
Bà Nguyễn Thị Kim Liên (64 tuổi, phòng 107, tập thể Bộ Tư Pháp) cùng gia đình 4 người sinh sống tại đây được 30 năm. "Các hộ dân ở đơn nguyên 1-3 chuyển tới nhà tạm cư tại Trung Yên, Cầu Giấy. Tôi kinh doanh quán ăn trước sân tập thể, kinh tế cả nhà trông vào quán ăn. Nếu chuyển đi tôi khá lo vì chưa biết sẽ buôn bán tiếp như thế nào", bà Liên nói. |
Căn nhà tầng 1, đơn nguyên 1 đổ nát bên trong và quây tôn bên ngoài để đảm bảo an toàn cho người dân đi qua đây. |
Công trình nhà A tập thể 5 tầng Ngọc Khánh (phố Ngọc Khánh, quận Ba Đình), gồm 2 đơn nguyên xây dựng từ những năm 1980. Hiện, đơn nguyên 1 đã bị tách rời khỏi đơn nguyên 2. |
Bên trong tòa nhà, các mảng tường nứt vỡ, bong tróc. Người dân tại đây cho biết tường bị ngấm nước vào những ngày mưa hoặc khi bể nước trên nóc nhà bị tràn. |
Khu tập thể phải gia cố thêm hệ thống giàn giáo thép toàn bộ kết cấu tòa nhà để đảm bảo an toàn cho cư dân. Các mảng tường ven cầu thang nứt vỡ, luôn trong tình trạng thiếu ánh sáng ngay cả vào ban ngày. |
Phần cốt thép cột trụ nhà đã mục nát, rơi vỡ để lộ rõ lõi sắt han gỉ. Một người dân sinh sống tại đơn nguyên 2 thuộc nhà A của khu tập thể Ngọc Khánh mong muốn sớm có chính sách để được chuyển tới nhà tạm cư. Khu nhà xuống cấp trầm trọng nên người dân luôn trong tâm thế lo sợ dột nát, không đảm bảo an toàn. |
Nhà tập thể C8 Giảng Võ, đơn nguyên 3 cũng thuộc diện nhà nguy hiểm cấp độ D, xây dựng từ năm 1979. Hiện, còn một hộ dân chưa di dời với lý do chủ nhà không sinh sống tại đây và thường xuyên ở nước ngoài. |
Những vết nứt vỡ to, chạy dài khắp tập thể, nhà C8 phải cố định bằng giàn giáo thép từ nhiều năm trước. |
Nhà tập thể G6A Thành Công (quận Ba Đình) thuộc diện nhà nguy hiểm cấp độ D và được đánh giá là khu nhà nguy hiểm nhất Hà Nội, có nguy cơ sụp đổ cao. Đơn nguyên 1-2 tách rời, ước chừng hơn 1 m. Hiện, tại đây còn 23 hộ dân ở đơn nguyên 2 chưa di dời. |
Những phần nhà cơi nới xuống cấp trầm trọng, han gỉ, nứt vỡ. Bà Phạm Thị Hải Vân (sinh sống tại đơn nguyên 1) cho biết trước khi chuyển khỏi đây, bà muốn biết bao nhiêu năm sẽ nhận được nhà mới. "Chúng tôi sẽ chấp thuận di dời chỉ cần chủ đầu tư tới đây gặp gỡ cư dân, nói rõ kế hoạch sẽ chuyển tới đâu và khi trở lại nhà G6A sẽ được cải tạo thế nào", bà Vân cho biết. |
Nhiều nhà tập thể tại khu vực trung tâm Hà Nội đang trong tình trạng xuống cấp, cần di dời. Ảnh: Google Maps. |
Hà Nội một thuở phố và người ghi dấu những nét văn hóa riêng, đặc trưng của Hà Nội và người Hà Nội qua từng thời kỳ dưới góc nhìn của một con người Hà Nội, đã gắn bó với mảnh đất thủ đô. Tác phẩm như tiếp lửa cho những con người yêu Hà Nội thêm hiểu và gắn bó với mảnh đất này.