7h30 ngày 11/2 (3h30 ở Thổ Nhỹ Kỳ), đoàn công tác cứu nạn, cứu hộ quốc tế với 24 thành viên thuộc Bộ Công an tới thành phố Adıyaman để bắt đầu nhiệm vụ. |
Trước đó, đoàn hạ cánh xuống sân bay Adana trong chuyến bay xuất phát từ Istanbul, mang theo nhiều thiết bị cứu nạn, cứu hộ. Một cảnh sát cho biết nhiệt độ ngoài trời lúc này khoảng -6 độ C. |
Theo sự sắp xếp của Cơ quan Ứng phó Thảm họa và Tình huống khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), lực lượng cứu nạn quốc tế của Bộ Công an được giao tìm kiếm cứu nạn tại đống đổ nát của một tòa nhà trên đường 531, thuộc thành phố Adıyaman. Nơi này được cho là đã vùi lấp 15 người sau trận động đất hôm 6/2. |
“Từ Adana tới địa điểm cứu nạn, cứu hộ hơn 300 km. Ban đầu chúng tôi dự kiến di chuyển trong 6 giờ. Tuy nhiên, tuyết dày và đường trơn khiến đoàn mất tới 10 giờ để tới nơi này”, đại diện Cục Cảnh sát PCCC & CNCH nói với Zing và cho biết tình hình tại khu vực này ngổn ngang với khối lượng công việc khổng lồ. |
Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC & CNCH, cùng trung tá Nguyễn Chí Thành (thuộc Công an TP.HCM) đã đến gặp ban tổ chức để trao đổi và lên phương án cụ thể. |
Đại diện Cục Cảnh sát PCCC & CNCH cũng nhận định nếu không lên phương án cụ thể sẽ rất dễ gặp tai nạn bởi tại nơi này, những tòa nhà có nền móng và kết cấu rất yếu, sẵn sàng đổ sập bất cứ lúc nào. |
Bước đầu, một cảnh sát đi trinh sát hiện trường cho hay chưa tìm thấy dấu hiệu nào của những nạn nhân bị mắc kẹt. |
Việc tìm kiếm cứu nạn được đoàn thực hiện ngay khi nhận nhiệm vụ. |
Bữa cơm ăn vội của lực lượng cứu nạn Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ sau hàng chục giờ di chuyển. Ngay sau đó, họ sẽ chia làm 2 nhóm: Nhóm một sẽ làm công tác cứu nạn, cứu hộ theo sự phân công của ban tổ chức; nhóm 2 sẽ phân loại thiết bị y tế đưa đến người dân bị nạn. |
Sách hay về xã hội
Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.