Smartphone được trang bị camera trượt đã trở thành xu hướng từ năm 2018 đến nửa đầu 2020. Khi nhiều hãng công nghệ lớn như Samsung, Oppo, Huawei, Xiaomi hay Vivo đều tung ra hàng loạt smartphone với kiểu thiết kế này. |
Smartphone có camera trượt mang đến không gian hiển thị tốt và trọn vẹn hơn. Người dùng không còn nhìn thấy những phần khuyết đỉnh hay đục lỗ chứa camera selfie trên màn hình. Từ đó, sản phẩm cho trải nghiệm thích hơn khi xem phim, chơi game. |
Tuy nhiên, hệ thống camera trượt khiến máy nặng và dày hơn. Việc sử dụng một chiếc máy mỏng nhẹ, mang đến cảm giác dễ chịu và không bị mỏi tay. Bên cạnh đó, vấn đề của camera trượt đến từ việc khó vệ sinh khi có những hạt bụi li ti rơi vào. Hiện tại, các hãng công nghệ đã dần loại bỏ camera trượt và thay thế bằng những smartphone dùng màn hình đục lỗ nhỏ gọn. |
Tại sự kiện MWC 2015, Samsung đã trình làng mẫu Galaxy S6 và S6 edge. Trong đó, mẫu Galaxy S6 edge mang lại nhiều trải nghiệm mới với màn hình cong tràn viền. Kể từ đó, hãng liên tục ra mắt dòng Galaxy S7 edge, S8+, S9+, S10+ hay S20 Ultra đều dùng màn hình cong 3D. Tuy nhiên, đến đầu năm nay, hãng giới thiệu mẫu Galaxy S21 Ultra với màn hình cong nhẹ sang 2 bên, Galaxy S21 và S21+ có màn hình phẳng. |
Màn hình cong 3D mang đến cảm giác vuốt, lướt từ cạnh viền khá thoải mái, không bị cấn. Tuy nhiên, nhược điểm của màn hình cong là dễ bị vỡ khi rơi và chi phí thay thế đắt hơn so với màn hình phẳng. |
Các mẫu smartphone, tai nghe hay một số phụ kiện khác dần chuyển từ cổng microUSB sang USB-C. Chuẩn microUSB thông thường chỉ cho phép cường độ dòng điện đi vào smartphone khoảng 3A trở xuống. Trong khi đó, USB-C có thể cho phép dòng điện đi vào là 5A. Ngoài ra, USB-C cho tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn so với microUSB. Ảnh: Android Authority. |