Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Cách uống thuốc tránh thai hàng ngày

Tôi đang suy nghĩ đến việc uống thuốc tránh thai hàng ngày nhưng băn khoăn liệu phương pháp này có thực sự mang lại hiệu quả?

Tôi đang suy nghĩ đến việc uống thuốc tránh thai hàng ngày nhưng băn khoăn liệu phương pháp này có thực sự mang lại hiệu quả?

Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Quốc Chinh, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC)

Thuốc tránh thai hàng ngày nếu được sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao đến 91%. Ngoài ra, thuốc này còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, lượng máu và số ngày hành kinh ít hơn, giảm đau bụng khi hành kinh.

Sử dụng viên thuốc tránh thai kết hợp đòi hỏi phải uống thuốc đều đặn.

Tuy nhiên, một số nhược điểm của phương pháp này là có thể gây tác dụng phụ như: Xuất huyết bất thường, đau đầu, buồn nôn… Ngoài ra, một số trường hợp không thể sử dụng như người huyết áp cao, bệnh van tim, tiểu đường... hoặc đang cho con bú dưới 6 tháng tuổi.

Về cách uống:

- Bắt đầu uống viên đầu tiên của vỉ thuốc trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt.

- Uống mỗi ngày một viên, nên vào giờ nhất định để dễ nhớ, theo chiều mũi tên trên vỉ thuốc.

- Khi hết vỉ thuốc, phải uống viên đầu tiên của vỉ tiếp theo vào ngày hôm sau dù đang còn kinh nguyệt (với vỉ 28 viên) hoặc nghỉ 7 ngày rồi dùng tiếp vỉ sau, dù đang còn kinh nguyệt (với vỉ 21 viên).

Nếu quên một viên: Cần uống một viên ngay khi nhớ ra và tiếp tục uống mỗi ngày một viên như thường lệ.

Nếu quên từ 2 viên trở lên: Cần uống ngay một viên ngay khi nhớ ra và tiếp tục uống mỗi ngày một viên như thường lệ. Tuy nhiên, bạn cần có thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ trong 7 ngày kế tiếp.

Phương pháp này cho hiệu quả phòng tránh thai cao, nhanh chóng ngay từ những ngày đầu sử dụng. Tuy nhiên, nó không bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Nam giới 'tự xử' ở mức độ nào là đủ?

Nam giới có thói quen "tự xử" thường xuyên có thể ảnh hưởng đến một phần chức năng sinh sản, gián tiếp gây ra vô sinh.

Độc giả Lệ Chi

Bạn có thể quan tâm