Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách nền kinh tế Mỹ ứng phó thành công với đại dịch Covid-19

Mỹ phạm không ít sai lầm kể từ khi dịch Covid-19 bắt đầu. Tuy nhiên, có một điều đã đi đúng hướng trong khoảng thời gian này: Chính sách kinh tế để ứng phó với đại dịch.

Việc phải đóng cửa do đại dịch Covid-19 ban đầu có tác động tồi tệ nhất đối với nền kinh tế Mỹ kể từ cuộc Đại khủng hoảng. Số lượng việc làm và sản phẩm năm 2020 đều giảm nhiều hơn so với năm 2008 trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, theo Wall Street Journal.

Tuy nhiên, theo thước đo rộng nhất, mức nghèo đã giảm. Số liệu do Cục điều tra dân số báo cáo trong tuần này đã tiết lộ lý do.

Dựa trên mức thu nhập tiền mặt như tiền lương và an sinh xã hội, tỷ lệ hộ gia đình thu nhập thấp đã tăng từ 10,5% vào năm 2019 lên 11,4% vào năm 2020. Tuy nhiên, sau khi tính toán lợi ích của chính phủ như chi trả kích thích kinh tế, phiếu hỗ trợ thực phẩm và tín dụng thuế, tỷ lệ này giảm từ 11,8% xuống 9,1%.

Nói cách khác, cách nước Mỹ đưa ra chính sách tài khóa để ứng phó với đại dịch Covid-19 đã thành công trong việc đẩy tình trạng của nhóm thu nhập thấp đi ngược lại hướng thường xảy ra trong các cuộc suy thoái kinh tế.

Ứng phó đa dạng

Sau cuộc suy thoái 2007-2009, sản lượng kinh tế mất ba năm để trở lại mức trước suy thoái, và không bao giờ trở lại con đường tăng trưởng như trước cuộc khủng hoảng. Ngược lại, chỉ sau 18 tháng qua, tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ (GDP) đã trở lại mức trước đại dịch Covid-19, và có thể quay trở lại con đường phát triển trước đại dịch vào cuối năm nay.

Phần lớn tác động xấu xuất hiện sau khi cuộc suy thoái về cơ bản đã kết thúc, do tình trạng thất nghiệp kéo dài và doanh số bán hàng sa sút khiến vốn nhân lực và kinh doanh teo tóp.

Việc quay trở lại mức bình thường nhanh chóng trong thời gian này sẽ bảo toàn được tiềm năng kinh tế, dù có thể đã bị lãng phí.

Có một số yếu tố giải thích cho sự phục hồi kinh tế nhanh chóng này.

Ban đầu, hầu hết hoạt động kinh tế lao dốc là do chính phủ áp đặt các lệnh hạn chế. Sau khi lệnh hạn chế kết thúc, một số dấu hiệu phục hồi là chuyện tất yếu.

Tuy nhiên, sau khi mở cửa lại, sự phục hồi kinh tế vẫn tiếp tục, ngay cả khi có dấu hiệu đi xuống ở nhiều quốc gia khác do ca mắc Covid-19 tăng.

kinh te My phuc hoi anh 1

Nhiều người đi du lịch trong kỳ nghỉ lễ 4/7 tại Sân bay Quốc tế Newark Liberty, ở New Jersey, Mỹ. Ảnh: Reuters.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nhận được lời khen khi nhanh chóng cắt giảm mức lãi suất xuống gần 0, đồng thời can thiệp vào thị trường để ngăn chặn cuộc khủng hoảng kinh tế trở thành một cuộc khủng hoảng tài chính.

Nhưng khi công cụ lãi suất của Fed đã tới hạn, chính sách tài khóa đã vượt qua thách thức. Quốc hội Mỹ cuối cùng đã chi 5.900 tỷ USD cho các biện pháp khẩn cấp, trong đó hiện chi tiêu 4.600 tỷ USD.

Sự đa dạng đóng vai trò quan trọng trong gói cứu trợ này. Do không chắc chắn về biện pháp khắc phục hiệu quả nhất, Quốc hội Mỹ đã đưa ra một số phương án.

Trong số đó bao gồm khoản vay mềm để các doanh nghiệp nhỏ giữ chân nhân viên (Chương trình Bảo vệ Tiền lương hay PPP); chi trả kích thích kinh tế cho hầu hết người dân; bảo hiểm thất nghiệp mở rộng tới nhóm lao động theo thời vụ, cộng thêm tiền trợ cấp 300-600 USD mỗi tuần; các khoản vay chi phí thấp từ Fed và Bộ Tài chính Mỹ cho các doanh nghiệp vừa và lớn; viện trợ cho chính quyền tiểu bang và địa phương.

Bằng cách gửi tiền trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của hộ gia đình, Bộ Tài chính Mỹ đã học được cách, với sự chấp thuận từ Quốc hội, để đưa ra các gói kích thích nhanh chóng như Fed.

PPP đã mang lại những công cụ mới để duy trì mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, giảm lãng phí tiềm năng kinh tế.

Những bài học cảnh giác

Hiện vẫn chưa rõ kinh tế sẽ phục hồi như thế nào nếu không có yếu tố kích thích. Đại dịch Covid-19 giống như thảm họa thiên nhiên, và trong lịch sử, sự phục hồi từ các thảm họa thiên nhiên diễn ra nhanh chóng, trong khi phục hồi từ các cuộc khủng hoảng tài chính thì chậm.

Nợ liên bang do nhà nước nắm giữ đã tăng từ 79% GDP vào cuối năm 2019 lên 98%. Vẫn chưa có kế hoạch nào cho thấy tỷ lệ này sẽ giảm. Điều này không gây ra gánh nặng, miễn là lãi suất vẫn ở mức gần 0.

Nhưng lãi suất trong tương lai nhiều khả năng sẽ cao hơn. Vì vậy, việc tăng nợ lên 20% GDP không phải là phản ứng thực tế đối với mọi cuộc suy thoái trong tương lai.

kinh te My phuc hoi anh 2

Thành phố New York gần như trở lại bình thường sau nhiều tháng hoạt động bị hạn chế bởi dịch Covid-19. Ảnh: Bloomberg.

Rất nhiều tiền có mục đích kích cầu cũng đang bị lãng phí.

Những quỹ gửi tới các tiểu bang để giải quyết tình trạng thắt chặt ngân sách vẫn chưa đi vào thực tiễn.

Một nghiên cứu của Eric Zwick tại Đại học Chicago và 3 tác giả khác kết luận hơn 90% việc làm tại các công ty nhận được khoản vay PPP vẫn sẽ duy trì nếu không có chương trình này.

Với 300 và 600 USD bổ sung hàng tuần, bảo hiểm thất nghiệp trả cho một số người còn nhiều hơn cả lương từ công việc mà họ đã mất.

Dù lợi ích có là gì, việc bảo hiểm trả nhiều hơn số lương thiệt hại do mất việc sẽ không khuyến khích lao động, và một khi nhu cầu lao động quay lại, thực tiễn đó sẽ làm chậm quá trình trở lại bình thường.

Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia tốt hơn trong tương lai sẽ cho phép điều chỉnh các phúc lợi bảo hiểm thất nghiệp phù hợp với lịch sử tiền lương của người lao động. Các phúc lợi cũng có thể tự động điều chỉnh theo điều kiện kinh tế, chẳng hạn như thất nghiệp và nghỉ việc.

Cuối cùng, phương án chi trả kích thích kinh tế vốn đã yếu ngay từ đầu, nay lại càng trở nên yếu hơn. Phương án này làm tăng nhu cầu trong một nền kinh tế bị hạn chế nguồn cung, làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát.

Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ ngày nay đang ở một vị trí tích cực hơn nhiều so với những gì có thể tưởng tượng vào mùa xuân 2020. Đây là một điều đáng ăn mừng.

Người Việt ở Đan Mạch: 'Covid-19 như chưa từng tồn tại ở đây'

Đan Mạch tuyên bố Covid-19 không còn là mối lo ngại của nước này. Tất cả quy định phòng chống dịch bệnh đã được gỡ bỏ, cuộc sống trở lại bình thường.

Nước châu Âu đầu tiên sẽ bắt buộc sử dụng thẻ xanh Covid-19

Italy sẽ là quốc gia đầu tiên tại châu Âu sẽ bắt buộc nhân viên công vụ và những người lao động trong khu vực tư nhân phải có thẻ xanh Covid-19.

Người sống sót sau vụ 11/9: Tôi không thở được, tôi ngỡ mình sẽ chết

20 năm trôi qua từ khi Mỹ đối mặt vụ khủng bố 11/9 đen tối nhất lịch sử. Trao đổi với Zing, một số người từng chứng kiến cuộc tấn công cho biết họ chưa bao giờ quên thảm kịch ấy.

Việt Nam có thể học gì từ Singapore trong quá trình tái mở cửa?

Trao đổi với Zing, giáo sư Dale Fisher cho biết khi mở cửa trở lại ở Singapore, chính quyền bảo vệ kỹ những khu vực dễ bị tổn thương như bệnh viện, nhà dưỡng lão.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm