Bom thông minh JDAM, bom hàng không đường kính nhỏ, tên lửa Tomahawk là những vũ khí công nghệ cao Mỹ sử dụng để không kích phiến quân Hồi giáo.
|
JDAM là viết tắt của cụm từ Joint Direct Attack Munition (đạn tấn công trực tiếp liên quân) do Boeing phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 1997. JDAM là một bộ dẫn hướng có thể chuyển đổi những quả bom thành những quả "bom thông minh". Bộ dẫn hướng bao gồm một hệ thống dẫn hướng quán tính kết hợp với hệ thống định vị toàn cầu GPS. Các cánh đuôi của bom được sửa đổi từ cố định sang có điều khiển để lái nó đến mục tiêu. JDAM có thể mở rộng phạm vi hoạt động của một quả bom thông thường lên 28 km, bán kính lệch mục tiêu CEP khoảng 13 m. Ảnh: Worldwide-military |
|
JDAM có khá nhiều biến thể. GBU-31 V1/V2 có trọng lượng 900 kg và được sử dụng để chuyển đổi từ loại bom rơi tự do Mk84, trong khi GBU-31 V3/V4 chuyển đổi từ bom xuyên boongke BLU-109. GBU-32 V1/V2 trọng lượng 450 kg chuyển đổi từ bom thông thường Mk83. GBU-38 trọng lượng 225 kg chuyển đổi từ bom Mk82, GBU-54 là một biến thể dẫn hướng bằng laser chuyển đổi từ bom Mk82. JDAM đã trở thành loại vũ khí chủ lực trong các chiến dịch không kích của Mỹ suốt thời gian qua. Ảnh: Imagery.vnfawing |
|
Paveway là thuật ngữ chung cho các loại bom dẫn đường bằng laser (LGB) do Raytheon và Lockheed Martin phát triển cho quân đội Mỹ và các khách hàng nước ngoài. Ban đầu Paveway-I do Texas Instruments (sau này được Raytheon mua lại) phát triển vào năm 1964, loại bom này đã được thử nghiệm tại chiến trường Việt Nam vào năm 1968. Trong ảnh, một chiếc tiêm kích F-15E đang thả quả bom xuyên boongke GBU-28 Paveway-III. Ảnh: Wikipedia |
|
Về cơ bản, Paveway là một bộ dẫn hướng laser tương tự như JDAM, nó bao gồm một bộ cảm biến tìm kiếm mục tiêu laser bán chủ động gắn trước mũi quả bom. Một máy tính chứa bộ phận dẫn hướng và điều khiển điện tử để kiểm soát các vây ổn định phía trước và phía sau nhằm hướng quả bom đến mục tiêu. Gia đình bom Paveway có khá nhiều biến thể có trọng lượng từ 113-907 kg. GBU-28 Paveway-III một loại bom xuyên boongke đặc biệt có trọng lượng 2.226 kg, loại bom này có thể xuyên tới 30 m đất đá thông thường hoặc 6 m bê tông cứng trước khi phát nổ. Ảnh: Globalsecurity |
|
Bom hàng không đường kính nhỏ GBU-39 SDB là một vũ khí độc đáo do Boeing phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 2006. GBU-39 có chiều dài 1,8 m, đường kính 190 mm, trọng lượng 110 kg. Nó có 2 cánh ổn định sẽ được bung ra sau khi thả khỏi máy bay. Trong ảnh này, 4 quả bom GBU-39 (màu đỏ) bên trong khoang vũ khí của tiêm kích tàng hình F-22 Raptor. Ảnh: Wikipedia |
|
GBU-39 thuộc loại bom lượn thông minh có độ chính xác cao. Nó được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp giữa dẫn hướng quán tính và định vị toàn cầu GPS. GBU-39 SDB-I được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu cố định như kho nhiên liệu, trung tâm chỉ huy, công sự.. GBU-53 SDB-II bổ sung thêm cảm biến tìm kiếm mục tiêu ảnh nhiệt hoặc radar để bám theo những mục tiêu di động. SDB-I có phạm vi hoạt động khoảng 110 km, SDB-II khoảng 72 km, bán kính lệch mục tiêu khoảng 5-8 m với SDB-I, 1 m với SDB-II. Bom hàng không đường kính nhỏ là vũ khí tấn công mặt đất chủ lực của tiêm kích F-22. Trong chiến dịch không kích IS vừa qua, tiêm kích F-22 có thể đã sử dụng bom GBU-39 để tiêu diệt một trung tâm chỉ huy của IS. Ảnh: Air-attack. |
|
Sứ giả chiến tranh BGM-109 Tomahawk luôn là vũ khí được Mỹ sử dụng đầu tiên trong các chiến dịch quân sự suốt hơn một thập niên qua. BGM-109 được trang bị hệ thống dẫn hướng tối tân kết hợp giữa một loạt cơ chế bao gồm, dẫn hướng quán tính, GPS, men theo địa hình TERCOM và so sánh hình ảnh tương phản kỹ thuật số DSMAC. Tomahawk có thể đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ trên dưới 3 m từ khoảng cách 2.500 km. Ảnh: Wikipedia |
Bài liên quan
Dàn phi cơ uy lực trên tàu sân bay Mỹ
13:16 24/9/2014
13:16
24/9/2014
Thế giới
5
1
4
31
Ngoài phi đội phản lực chiến đấu trên tàu sân bay F/A-18, hàng không mẫu hạm Mỹ còn mang theo nhiều phi cơ khác mỗi khi thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài.
IS
Mỹ
bom
tên lửa
bom thông minh
F-22