Hôm qua (2/1), Việt Nam ghi nhận ca mắc nhập cảnh từ nước ngoài là người mang biến chủng B117 mới của SARS-CoV-2. Bộ Y tế cho biết BN1435 nhiễm chủng SARS-CoV-2 biến thể VOC 202012/01, là người nhập cảnh từ Anh.
Tính tới ngày 2/1, 34 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận biến thể này. Chính phủ Anh cảnh báo biến chủng này có khả năng lây lan cao hơn đến 70% so với các loại trước đó. Đứng trước mối lo virus lây lan toàn cầu, xâm nhập cộng đồng, các quốc gia, vùng lãnh thổ ngay lập tức nâng cao cảnh giác, tăng cường biện pháp phòng, chống dịch.
Biến chủng mới của SARS-CoV-2 được đặt tên là VOC 202012/01, được tìm thấy đầu tiên tại Anh, có tốc độ lây lan nhanh hớn 70%. Ảnh: BBC. |
Cấm hoặc hạn chế các chuyến bay nhập cảnh từ Anh, Nam Phi
Đây là biện pháp đầu tiên mà hầu hết quốc gia phát hiện ca mắc virus thuộc biến chủng mới được báo cáo ở Anh thực hiện. Tại Singapore, ngay sau ca mắc biến chủng mới từ Anh, ngày 23/12, giới chức tại đây đã ngừng tiếp nhận hoặc cho phép quá cảnh người từng đến Anh trong vòng 14 ngày trước đó.
Bộ Y tế Singapore cho biết chủng B117 đang được truy vết bằng cách tiến hành xác định trình tự gene của virus đối với các ca mắc Covid-19 vừa mới trở về từ châu Âu. Hiện tại, cơ quan y tế của quốc đảo tuyên bố chưa có bằng chứng cho thấy chủng B117 đã xuất hiện và lây lan trong cộng đồng.
Sau khi phát hiện ca mắc Covid-19 là người mang chủng nCoV mới, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cấm nhập cảnh từ Anh, Nam Phi, đến hết ngày 31/1. Nhật Bản cũng đình chỉ việc miễn cách ly 14 ngày với công dân Nhật Bản và người nước ngoài cư trú. Những người này buộc phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 72 giờ trước khi khởi hành đến Nhật Bản và tự cách ly trong hai tuần sau khi nhập cảnh.
Trong ngày đầu tiên của năm 2021, Thổ Nhĩ Kỳ báo cáo 15 trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng nCoV từ Anh. Ngay lập tức, chính quyền nước này ban hành lệnh cấm tạm thời du khách từ Anh, Nam Phi, Đan Mạch, Hà Lan, nhập cảnh vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Thụy Sỹ đình chỉ chuyến bay từ Anh và Nam Phi từ nửa đêm 20/12 đến khi có thông báo thêm. Đây là hai nơi chủng SARS-CoV-2 mới được phát hiện và lây lan mạnh mẽ. Bulgaria cấm toàn bộ chuyến bay đến và đi từ Anh từ ngày 20/12 đến 31/1. Bất kỳ du khách nào nhập cảnh từ Anh vào Bulgaria cũng bắt buộc phải cách ly đủ 10 ngày.
Bradford Christopher xét nghiệm sàng lọc nCoV tại sân vận động Echo Park, Colorado, Mỹ, ngày 30/12. Ảnh: Michael Ciaglo/Getty Images. |
Theo Guardian, Ireland từng là nơi có tỷ lệ ca bệnh trên đầu người thấp nhất châu Âu. Tuy nhiên, khi chủng nCoV mới xâm nhập, quốc gia này bất ngờ tăng vọt số ca mắc Covid-19, đứng đầu Liên minh EU.
Giám đốc điều hành Dịch vụ y tế của Ireland, Paul Reid, cho biết: “Virus đang lây lan nhanh trong cộng đồng, mọi người dân đều có nguy cơ nhiễm”. Phân tích từ những trường hợp đã được ghi nhận, Philip Nolan, người đứng đầu nhóm chống dịch Covid-19 tại Ireland, trả lời đài truyền hình quốc gia RTE ngày 2/1 rằng nước này ghi nhận 5-7% ca mắc do virus chủng mới.
Thủ tướng Ireland Micheal Martin hôm 31/12 cảnh báo: "Virus đang lan truyền với tốc độ chóng mặt, vượt qua những dự báo bi quan nhất của chúng tôi". Đứng trước tình hình này, Thủ tướng Ireland đã ban hành lệnh giãn cách xã hội, đóng cửa những dịch vụ không cần thiết. Song song đó, Ireland cấm du khách nhập cảnh từ Anh và Nam Phi đến ngày 6/1.
Đẩy nhanh quá trình tiêm chủng vaccine
Nhằm đối chọi với kịch bản bi quan nhất có thể xảy ra, Israel gấp rút tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho hơn một triệu dân vào cuối tháng 12. Đây được xem là nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trên thế giới. Nhiều quốc gia trên toàn cầu cũng nhanh chóng tiêm vaccine với hy vọng hạn chế tối thiểu người mắc Covid-19.
Tại Anh - nơi đầu tiên được cho là phát hiện biến chủng mới - giới chức phê duyệt khẩn cấp vaccine của Pfizer-BioNTech và Oxford-AstraZeneca. Đây là quốc gia đầu tiên của phương Tây phê duyệt hai vaccine này. Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cho biết đến ngày 2/1, Anh đã phân phối một triệu liều vaccine, hơn 940.000 người dân tiêm mũi đầu tiên trong liệu trình 2 liều.
Hiện tại, 5 loại vaccine là Pfizer-BioNTech, Moderna, Sputnik V và Sinopharm được phân phối cho hàng chục triệu người dân trên toàn cầu. Sự xuất hiện của biến chủng VOC 202012/01 khiến nhiều người lo ngại về hiệu quả của vaccine. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khẳng định đến nay, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy chủng virus mới có độc lực mạnh hơn.
Ông Jos Hermans, 96 tuổi, tại Puurs-Sint-Amands, Bỉ, tiêm liều một vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNtech sản xuất. Ảnh: Dirk Waem/Reuters. |
Giáo sư Lawrence Young, Đại học Warwick, Anh, khẳng định: "Virus biến thể đã có từ khi đại dịch khởi phát và là sản ohẩm của quá trình tự nhiên. Virus phát triển, thích nghi với vật chủ khi chúng tái tạo. Hầu hết biến chủng của SARS-CoV-2 mới được phát hiện đều không ảnh hưởng hành vi của virus. Nó chỉ cải thiện khả năng lây lan hoặc đề kháng hơn với phản ứng miễn dịch của cơ thể người". Các nghiên cứu ban đầu cho thấy vaccine vẫn đang làm tốt nhiệm vụ của nó trong việc phòng, chống dịch Covid-19.
Tuy nhiên, hiện tượng người tiêm vaccine của Pfizer-BioNTech vẫn mắc Covid-19 đã xảy ra. Bởi thời gian để vaccine của Pfizer/BioNTech có tác dụng là 8-10 ngày từ mũi tiêm đầu tiên và chỉ phát huy 95% hiệu quả sau 2 liều. Trường hợp này không nằm ngoài dự đoán của các nhà khoa học. Các chuyên gia cảnh báo ngay cả khi được tiêm chủng, chúng ta vẫn không nên lơ là chống dịch.
Nhiều nước chuẩn bị phương án giãn cách xã hội
Bộ trưởng Bộ Y tế Hàn Quốc Kwon Deok-cheol cho biết chính phủ nước này sẽ duy trì giãn cách xã hội ở Seoul đến hết ngày 3/1. Tại thủ đô của Hàn Quốc, giới chức cũng nâng cảnh báo, phòng, chống dịch lên mức độ 3. Theo quy định, các câu lạc bộ đêm, phòng karaoke, trung tâm thể dục, trường luyện thi sẽ tạm ngừng hoạt động.
Hàn Quốc cũng cấm tụ tập quá 5 người và yêu cầu đóng cửa khu nghỉ mát, trượt tuyết, các điểm du lịch trong dịp đầu năm mới. Các doanh nghiệp bắt buộc cho 100% nhân viên làm việc tại nhà.
Tại Trung Quốc, quan chức nước này phát hiện 5 ca nhiễm biến chủng nCoV mới ở Bắc Kinh. Ngay sau đó, chức trách Trung Quốc gấp rút cho người dân xét nghiệm hàng loạt. Quận Shunyi, nơi phát hiện ca nhiễm biến chủng mới, đã kích hoạt chế độ ứng phó khẩn cấp gồm xét nghiệm hàng loạt, truy tìm nguồn gốc, giải mã bộ gene virus và khử trùng. Đến trưa ngày 2/1 (theo giờ Bắc Kinh), hơn 120.000 người đã được xét nghiệm axit nucleic.
Theo DW, Bộ trưởng Y tế Olivier Veran cho biết Pháp đang xem xét lệnh giới nghiêm sớm hơn vào buổi tối tại nhiều tỉnh, thành của nước này. Tuy nhiên, biện pháp này sẽ không áp dụng cùng lúc trên toàn nước Pháp. Đề xuất mới của chính phủ Pháp là kéo dài thời gian giới nghiêm từ 20h đến 6h hôm sau. Tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề, giờ giới nghiêm bắt đầu sớm hơn, từ 18h.
Trước những biện pháp chống dịch, phong tỏa của nhiều quốc gia, biến chủng virus mới vẫn có nguy cơ lây lan mạnh. Do đó, người dân toàn cầu cần nâng cao cảnh giác, tăng cường phòng, chống dịch như quy định đã ban hành.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.