Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các nước láng giềng đang e ngại Trung Quốc

Trung Quốc phủ nhận thực tế, các nước láng giềng đều có lý do chính đáng để e ngại nước này và không chấp nhận tuyên bố về “sự trỗi dậy hòa bình” mà Bắc Kinh từng tuyên bố.

Theo The Diplomat,  "học thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc”đứng đằng sau những cáo buộc và những lời phản pháo của các đại biểu tại Đối thoại Sangri-La 2014. Giới chức Trung Quốc, từ Bộ Ngoại giao tới Bộ Quốc phòng, đều nói bóng gió, ám chỉ về học thuyết. Họ cho rằng, các lực lượng “bất chính” tại Mỹ và Nhật Bản đang “cường điệu hóa” về “mối đe dọa từ Trung Quốc” hòng đạt mục tiêu chính trị.

Cho tới nay, giới quan sát tại châu Á cho rằng, Đối thoại Sangri-La vừa qua chưa tạo hiệu ứng tức thì đối với Trung Quốc. Bất chấp việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đều lên tiếng cảnh báo những hành động khiêu khích của Bắc Kinh tại Biển Đông cũng như việc Trung Quốc không tôn trọng luật pháp quốc tế, song, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nước này, ông Vương Quán Trung – ngay lập tức phản bác và cáo buộc Mỹ, Nhật Bản liên kết với nhau để bôi nhọ Bắc Kinh.

Thông điệp về sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc không đủ khả năng trấn an những người hàng xóm đang giận dữ. Ảnh:
Thông điệp về "sự trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc không đủ khả năng trấn an những người hàng xóm đang giận dữ. Ảnh: Shutterstock.

Nhiều học giả cho rằng, thuyết “mối đe dọa từ Trung Quốc” chính là “bình phong” nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc trong việc duy trì quyền lực và uy tín.

Trong khi đó, những người bênh vực Trung Quốc cho rằng, ông Abe và những người ủng hộ ông đã tuyên truyền “mối đe dọa từ Trung Quốc” để họ có thể theo đuổi giấc mơ dài hạn về tái định hình quân đội Nhật.

Trước giới truyền thông Trung Quốc, tướng Vương bác bỏ học thuyết khi ông cho rằng nó hoàn toàn “không có cơ sở” và “không có giá trị”. Nói cách khác, thuyết “mối đe dọa từ Trung Quốc” đã mở “nút thắt” cho Bắc Kinh trước mọi mối lo ngại xuất phát từ việc sử dụng quyền lực về kinh tế lẫn quân sự.

Giới phân tích Trung Quốc cho rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ là một "sự trỗi dậy hòa bình". Tuy nhiên, sự thật chỉ cho thấy điều ngược lại, Bắc Kinh sẵn sàng đấu tranh để giành “từng tấc đất”. 

Giới chức nước này hiển nhiên không thể tưởng tượng được rằng, các quốc gia khác đều không chấp nhận tuyên bố về “sự trỗi dậy hòa bình” của họ. Thông điệp của Trung Quốc đã không đủ khả năng trấn an những người hàng xóm đang giận dữ.

Những 'gáo nước lạnh' Trung Quốc nhận ở Shangri-La

Phái đoàn Trung Quốc dự Đối thoại Shangri-La 2014 liên tục hứng chịu phản ứng gay gắt từ cộng đồng quốc tế bởi tham vọng độc chiếm Biển Đông.

 


 


Hải Anh

Bạn có thể quan tâm