Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp sách trước làn sóng Temu

Theo các đơn vị làm sách, nền tảng Temu được đánh giá sẽ có tác động lớn đến cuộc chơi thương mại điện tử vốn rất cạnh tranh hiện nay.

temu anh 1

Ảnh minh họa nền tảng Temu. Ảnh: CafeF.

Sau khi thông tin nền tảng thương mại Temu đang cố gắng tiếp cận người mua hàng Việt, các công ty sách đã đánh giá và nhìn nhận lại về sân chơi thương mại điện tử hiện nay. Liệu họ có nên rời bỏ những nền tảng hiện tại để đón đầu nền tảng mới nhằm lấy lợi thế hay tiếp tục phát triển các kênh bán hàng truyền thống?

Hướng đi nào trước làn sóng Temu?

Sự bùng nổ của thương mại điện tử tại Việt Nam, đặc biệt là từ các nền tảng mới nổi như Temu, đang tạo ra thách thức không nhỏ cho các đơn vị kinh doanh sách. Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sách Alpha, ông Nguyễn Cảnh Bình cho biết Alphabooks đã phải tổ chức một cuộc họp để xác định chiến lược nhằm thích ứng với làn sóng thương mại này.

Quan điểm của ông Nguyễn Cảnh Bình là đơn vị làm sách cần chú trọng phát triển một hệ thống bán hàng độc lập để không quá phụ thuộc vào các sàn thương mại trực tuyến.

temu anh 2

Ông Nguyễn Cảnh Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sách Alpha.

"Alphabooks đang xây dựng một đội nhóm kinh doanh phát triển với khách hàng không phụ thuộc vào nền tảng đó. Chúng tôi chú trọng đầu tư và phát triển nhiều kênh nhằm tương tác trực tiếp với độc giả, khách hàng mà không lệ thuộc một nền tảng”, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sách Alpha nói. Đây là một hướng đi nhằm xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng, giúp doanh nghiệp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ sự thay đổi nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử.

Sự trỗi dậy của các nền tảng mới như Temu chỉ là một phần của xu hướng biến động mạnh trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam. Cách đây khoảng 4 năm, Tiki từng là lựa chọn hàng đầu của các nhà xuất bản, nhưng gần đây Shopee đã vươn lên mạnh mẽ, chiếm lĩnh thị trường.

Dữ liệu từ Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC) cho thấ, trong quý I năm nay, Shopee dẫn đầu thị trường bán lẻ trực tuyến với 67,9% thị phần, tương đương doanh số 53,74 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, TikTok Shop cũng trở thành một thế lực mới, chiếm 23,2% thị phần GMV, gần gấp ba lần Lazada chỉ trong vòng hai năm ra mắt tại Việt Nam.

Hơn hết, việc chủ động xây dựng kênh bán hàng độc lập còn cho phép đơn vị sách kiểm soát tốt hơn về dữ liệu và tương tác khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tạo nên trải nghiệm tốt hơn cho người mua sắm.

Cuộc chơi bán lẻ trực tuyến có thể biến động ra sao?

Sự xuất hiện của Temu có thể tạo ra nhiều biến động khó lường trong cuộc chơi bán lẻ trực tuyến. Với chiến lược bán lẻ giá bán buôn, Temu đã gây sức ép đáng kể lên thị trường.

“Temu đang thâm nhập thị trường Việt Nam với lượng hàng hóa khổng lồ từ Trung Quốc, một quốc gia có khả năng sản xuất vượt trội. Sự mở rộng này có thể làm tăng sự khắc nghiệt trong cuộc chơi thương mại điện tử và thị trường sản xuất ", ông Vũ Trọng Đại - CEO của Công ty sách TIMES - nhận định.

temu anh 3

Ông Vũ Trọng Đại - CEO của Công ty sách TIMES. Ảnh: TIMES.

Sự cạnh tranh không lành mạnh từ các nền tảng như Temu không chỉ tác động đến thị trường nói chung mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến ngành xuất bản. Theo ông Vũ Trọng Đại, kể từ năm 2017, cạnh tranh không lành mạnh đã gây khó khăn cho các cửa hàng sách truyền thống và các nhà xuất bản, với giá sách trên các sàn thương mại điện tử bị giảm sâu. Hệ quả là thói quen chờ giảm giá mới mua trở nên phổ biến, làm tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế suy thoái.

Thêm vào đó, sự bùng nổ của Temu và các nền tảng tương tự tạo ra thách thức cho việc quản lý và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam. Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), cơ quan này đang rà soát kỹ lưỡng các nền tảng xuyên biên giới như Temu, yêu cầu họ tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam. Các nền tảng này được yêu cầu đăng ký chính thức và cam kết minh bạch thông tin, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, và an toàn dữ liệu.

Sự xuất hiện của Temu không chỉ làm rung chuyển thị trường bán lẻ mà còn đặt ra câu hỏi lớn về tương lai của ngành xuất bản và bán lẻ truyền thống. Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức này buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại chiến lược và tìm cách tồn tại, phát triển bền vững giữa làn sóng thương mại điện tử đang bùng nổ.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Thuận lợi, thách thức của đơn vị xuất bản khi mua bản quyền sách hot

Đi cùng hứa hẹn khả năng thành công thương mại cao, những cuốn sách hot trên thế giới cũng mang đến thách thức về tài chính, cạnh tranh cho đơn vị mua bản quyền.

Người đến muộn trong cuộc chơi thương mại điện tử

Nhiều đơn vị sách mới gia nhập sân chơi thương mại điện tử nhận cả khó khăn lẫn thuận lợi. Nếu không cân nhắc kỹ, có thể dẫn đến tình trạng bán được sách nhưng vẫn lỗ.

Đức Huy

Bạn có thể quan tâm