Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các công ty AI tranh giành nhân tài

Tài chính dồi dào, cơ sở hạ tầng đầy đủ giúp các hãng công nghệ lớn nắm lợi thế trong cuộc đua tìm kiếm nhân tài AI.

Nhóm Big Tech khiến các công ty nhỏ gặp bất lợi khi chiêu mộ nhân tài AI. Ảnh minh họa: Bloomberg.

Cuộc chiến thu hút nhân tài trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) diễn ra gay gắt. Theo Business Insider, lợi thế đang thuộc về những công ty danh tiếng, nguồn tài chính dư dả.

Cuối tháng 3, Mustafa Suleyman, đồng sáng lập DeepMind, đã rời startup Inflection AI để gia nhập bộ phận AI tiêu dùng của Microsoft với vị trí CEO.

Một tuần trước, Aravind Srinivas, CEO tại Perplexity AI, thừa nhận thất bại khi chiêu mộ một nhà nghiên cứu AI tại Meta do startup của ông không đủ chip đồ họa (GPU) đắt tiền.

Sẵn sàng trả 1 triệu USD cho nhân tài AI

Màn tranh giành tài năng giữa các công ty AI cho thấy ứng viên trình độ cao, có thể xây dựng và huấn luyện mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) đang được săn đón như thế nào.

Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cho rằng startup và doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khi chiêu mộ nhân sự AI trong mảng kỹ thuật lẫn phi kỹ thuật. Ngược lại, hãng công nghệ lớn tìm mọi cách giữ chân nhóm người này.

"Các công ty như Meta đang 'đánh cắp' và giữ chân tài năng, trong khi công ty nhỏ hơn sẽ không thể thu hút bởi thiếu thứ nhân sự muốn", T. O'Donnell, nhà sáng lập kiêm CEO dịch vụ huấn luyện nghề nghiệp Work It Daily, cho biết.

Một trong những lý do khiến công ty nhỏ gặp khó khi tuyển nhân sự cho ngành AI là chi phí đắt đỏ.

"Nhân sự AI là một trong những người được trả lương cao nhất thị trường việc làm hiện nay", Alex Libre, đồng sáng lập kiêm nhà tuyển dụng chính của Einstellen Talent - dịch vụ kết nối ứng viên với startup AI - cho biết.

Nhan su linh vuc AI anh 1

Người dùng truy cập ChatGPT trên máy tính. Ảnh: AFP.

Nhìn chung, công ty lớn và lâu đời có xu hướng trả lương cao nhất. Theo Libre, một số doanh nghiệp đưa ra mức lương ít nhất 100.000 USD cho vị trí đòi hỏi ít kỹ năng, và gần 7 con số nếu tuyển chuyên gia cấp cao. Đây không phải mức lương dễ dàng với doanh nghiệp nhỏ, túi tiền eo hẹp.

Dù vậy, Libre cho rằng nhiều startup đang "cực kỳ hào phóng" khi tuyển dụng nhân sự AI trong giai đoạn mới thành lập để cạnh tranh công ty lớn, bao gồm tặng cổ phần.

"Tôi thấy vài kỹ sư máy học đầu tiên nhận được 4% cổ phần đang lưu hành của startup, điều chưa từng có trước đây", Libre nhấn mạnh.

Chưa đủ kỹ năng cần thiết

Bên cạnh tài chính, các công ty không dễ tuyển người phù hợp do nhiều ứng viên chưa đủ kỹ năng cần thiết.

"Nhân tài AI chắc chắn đang thiếu hụt", Libre nói.

Thông thường, ứng viên trong mảng AI tạo sinh gồm lập trình viên và nhà khoa học dữ liệu "tay nghề cao" với bằng cấp, thành thạo các ngôn ngữ lập trình như Python. Họ cũng cần quen thuộc những thư viện phần mềm học sâu như TensorFlow, Ray và PyTorch.

Dù vậy, Libre cho biết nhà tuyển dụng hiện muốn tìm kiếm copywriter, quản lý sản phẩm và chuyên gia không cần nền tảng kỹ thuật, miễn là hiểu biết sâu về AI.

Một số tiêu chí gồm khả năng áp dụng công nghệ vào quy trình làm việc, tạo câu lệnh chất lượng cao và hiểu kết quả tạo bởi chatbot.

Nhan su linh vuc AI anh 2

Bảng hiệu "AI" tai Hội nghị Trí tuệ Nhân tạo Toàn cầu, tổ chức vào tháng 7/2023 tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

"Người kết hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng này không dồi dào như nhu cầu ngành, và cũng không nhiều như mọi người nghĩ", Libre nói.

Đồng quan điểm, Flavien Coronini, nhà tuyển dụng tại Hugging Face, cho biết sự thiếu hụt nhân tài cùng vị thế thống trị của nhóm Big Tech khiến startup AI khó tuyển người.

"Là startup đang phát triển nhanh trong lĩnh vực ngách như AI, chúng tôi phải đối mặt sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty lớn, uy tín hơn trong ngành.

Ngoài ra, kỹ năng và chuyên môn cần thiết theo yêu cầu của chúng tôi khá đặc thù, rất ít người có kinh nghiệm và kiến thức cần thiết", Coronini cho biết.

Thị trường chỉ vừa bắt đầu

Dù gặp khó khăn, nhà tuyển dụng cho rằng thị trường AI tạo sinh khá mới mẻ, và công ty cần thêm thời gian để bắt kịp xu hướng.

Một số doanh nghiệp đưa ra giải pháp bằng cách lập vị trí giám đốc AI, tận dụng chuyên gia tư vấn, hoặc thảo luận nội bộ về cách triển khai công nghệ.

Nhan su linh vuc AI anh 3

Đồng sáng lập DeepMind Mustafa Suleyman vừa rời một startup để gia nhập Microsoft. Ảnh: Bloomberg.

Người lao động hiện nay còn chủ động tìm hiểu cách sử dụng AI thông qua khóa học trực tuyến. Khi nhà tuyển dụng lẫn nhân viên có sự am hiểu về công nghệ, việc tìm kiếm tài năng phù hợp cho các vị trí AI có thể dễ dàng hơn.

Hiện tại, mức lương hấp dẫn và cơ sở hạ tầng vẫn là những gì các công ty cần để tìm ứng viên phù hợp. Điều này mang đến lợi thế cho nhóm "ông lớn", giàu có như Microsoft và Meta.

"Nhà tuyển dụng thực sự quan tâm đến AI sẽ cố gắng tìm kiếm nhân sự với những gì họ cần để thành công", O'Donnell nhấn mạnh.

Những câu hỏi chúng ta phải đối mặt trong thế giới AI

Chúng ta có rất nhiều câu hỏi về thế giới AI, mà đó đều là những nghi hoặc không dễ có ngay đáp án.

Cuốn sách Thời đại AI - Và tương lai loài người chúng ta trình bày cách AI làm thay đổi mối quan hệ của chúng ta với tri thức, chính trị và xã hội. Mục tiêu tối thượng của cuốn sách này là giải thích về AI và cung cấp cho độc giả những câu hỏi mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong những năm tới lẫn bộ công cụ để bắt đầu trả lời chúng.

Thị trường smartphone có thể ngược dòng

Thị trường smartphone năm 2024 được dự báo tăng trưởng 3% do sức mua phục hồi, sự phổ biến của điện thoại gập và tính năng AI.

Số lượng nhân tài AI của Trung Quốc vượt Mỹ

Nhiều nhà khoa học gốc Trung Quốc là bộ óc đứng sau các hệ thống AI hàng đầu, biến Mỹ thành trung tâm toàn cầu của thị trường trí tuệ nhân tạo.

Microsoft vừa chiêu mộ nhân tài AI từ Google

Mustafa Suleyman, người từng lãnh đạo phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo DeepMind, được Microsoft chiêu mộ để lèo lái các dự án AI sắp tới của tập đoàn.

Phúc Thịnh

Bạn có thể quan tâm