Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cả Obama lẫn Mitt Romney đều ấp ủ một cuộc chiến tranh khác?

Trong các bài diễn thuyết vận động tranh cử, ứng viên tổng thống Mỹ, Mitt Romney luôn tỏ ra hung hăng và hiếu chiến. Theo Phó Tổng thống Mỹ, Joseph Biden, nếu ông Romney chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng, Washington có thể sa một vài cuộc xung đột.

Cả Obama lẫn Mitt Romney đều ấp ủ một cuộc chiến tranh khác?

Trong các bài diễn thuyết vận động tranh cử, ứng viên tổng thống Mỹ, Mitt Romney luôn tỏ ra hung hăng và hiếu chiến. Theo Phó Tổng thống Mỹ, Joseph Biden, nếu ông Romney chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng, Washington có thể sa một vài cuộc xung đột.

Tỏ rõ quan điểm hiếu chiến, trong các bài diễn thuyết vận động tranh cử, ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney thường xuyên chỉ trích và lên án các chính sách đối ngoại của ông Obama, đặc biệt là các động thái ngoại giao của chính quyền Dân chủ hiện nay. Cụ thể, ông Romney cáo buộc, chính quyền Obama thiếu sự quả quyết để giải quyết các vấn đề tranh cãi với Triều Tiên, Trung Quốc, Iran và Syria.

Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden cho rằng, nếu ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng, nhiều khả năng Mỹ sẽ sa vào một vài cuộc xung đột.

Ứng viên đảng Cộng hòa kêu gọi, Mỹ phải đóng vai trò tích cực hơn trên thế giới. Từ đầu chiến dịch tranh cử cho đến nay, ông Mitt Romey tranh luận rằng, người Mỹ không thể đánh mất niềm tin rằng, họ là cường quốc số 1 thế giới bởi chính niềm tin ấy tạo nên sức mạnh Mỹ và giúp họ giành được các mục tiêu cũng như các lợi ích quốc gia.

Ông Romney cũng là người ủng hộ việc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy Syria để lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.

Phát biểu về Iran, ứng viên đảng Cộng hòa kêu gọi tấn công Cộng hòa Hồi giáo ngay khi thông tin nước này gần đạt đến các điều kiện cần thiết để có thể chế tạo bom nguyên tử bắt đầu nổi lên.

Đối với Nga, không ít lần, Mitt Romey nhấn mạnh, Moscow là đối thủ địa chính trị số 1 của Mỹ. Ứng viên đảng Cộng hòa cũng kêu gọi các chính sách cứng rắn hơn đối với các đối thủ hoặc các quốc gia không thân thiện như Cuba trong khi đó, tích cực hỗ trợ các đối tác quốc tế, đặc biệt là các đồng minh ruột của Mỹ như Israel và Ba Lan.

Còn về phía chính quyền Obama, dù chính sách đối ngoại không có tính phân loại và có phần ôn hòa hơn đối thủ đảng Cộng hòa song, Tổng thống Obama cũng không ít lần đe dọa can thiệp quân sự.

Dù đương kim Tổng thống Obama theo đuổi chính sách ôn hòa hơn so với đối thủ đảng Cộng hòa, Mitt Romey, không ít lần ông chủ Nhà Trắng đe dọa can thiệp quân sự.

Khác với ông Mitt Romney, Tổng thống Obama chủ trương tấn công quân sự vào Iran chỉ khi xét thấy nước này thực sự bắt tay vào chế tạo bom nguyên tử.

Đầu tháng 8/2012, đương kim Tổng thống Obama tuyên bố chắc nịch rằng, Mỹ sẽ tấn công Syria trong trường hợp nước này sử dụng hoặc di chuyển kho vũ khí hóa học.

Trước đó, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Syria Jihad Makdisi từng khẳng định vũ khí hóa học sẽ được các lực lượng vũ trang Syria sử dụng trong trường hợp bị can thiệp nước ngoài.

Syria không ký kết Công ước cấm sử dụng vũ khí hóa học và do đó, trong trường hợp bị dồn ép đến bước đường cùng, chính quyền Assad có thể bất chấp tất cả tung ra loại “hàng cấm” này.

Tuy nhiên, theo một thành viên của Hội đồng khoa học của Trung tâm Carnegie Moscow tên là Alexei Malashenko, những tuyên bố của giới chức Syria về vũ khí hóa học chỉ là một “trò bịp bợm”. Ông Malashenko lập luận, chỉ có Liên Xô trước đây mới có khả năng cung cấp vũ khí hóa học cho Syria nhưng họ khó lòng hành động liều lĩnh như vậy.

Đồng tình với quan điểm của ông Malashenko, chủ bút tờ National Defense, Igor Korotchenko cũng nghi ngờ việc Syria sở hữu vũ khí hóa học.

Ông Korotchenko tin rằng, những tuyên bố hoặc báo cáo tiết lộ, Syria sở hữu một kho vũ khí hóa học khổng lồ bao gồm khí mù tạt, sarin và thậm chí cả chất VX, cũng tương tự như việc tung ra các tài liệu cáo buộc Iraq tàng trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt năm xưa, nhằm mở đường cho Mỹ xâm lược nước này.

Do đó, theo ông Korotchenko, rất có thể, kịch bản Iraq đang lặp lại một lần nữa khi Mỹ có vẻ đang tìm cớ để khởi động một cuộc can thiệp quân sự vào Syria bất chấp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có ủng hộ hay không.

Trong khi đó, Dân biểu đảng Dân chủ Dennis Kucinich, bang Ohio tiết lộ, dự trù chi tiêu quân sự năm 2013 của Mỹ có bao gồm cả chi phí cho một cuộc chiến tiềm năng với Iran cũng như các kế hoạch đặc biệt nhằm thúc đẩy quá trình chuyển giao quyền lực trong khu vực.

Điều này có nghĩa là, Mỹ vẫn luôn chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh và cuộc chiến đó, có thể diễn ra ở Trung Đông hay thậm chí, ở châu Á – Thái Bình Dương khi chính quyền Obama gần đây thực thi chính sách “xoay trục” tập trung các nguồn lực hướng về khu vực này. Sử gia người Mỹ Daniel Larison lập luận rằng, Mỹ chuyển các ưu tiên đối ngoại từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương là nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Ngày 23/8/2012, báo Wall Street Journal đưa tin, Washington dự định thiết lập một một radar cảnh báo sớm các mối đe dọa tên lửa đối với Nhật Bản, cũng như Philippines. Trước đó, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Madeleine Creedon cho hay, Mỹ lên kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa tại Hàn Quốc, Australia và Nhật Bản tương tự ở châu Âu.

Từ tất cả những dữ kiện trên, Pravda bình luận, nếu Mỹ thực sự đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh khác, thì liệu nền kinh tế nước này có khả năng đáp ứng các chi phí chiến tranh và liệu cuộc chiến tranh ấy có thành công?

Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cho phép rót 682 tỷ USD vào ngân sách quốc phòng trong năm tài khóa 2013, nhiều hơn nửa tỷ USD so với năm nay. Hiện, chi tiêu quân sự của Mỹ lớn hơn của Nga Trung Quốc, NATO, Ấn Độ và Nhật Bản cộng lại.

Tuy nhiên, Mỹ đang rơi vào tình cảnh thâm hụt ngân sách ngày càng tăng. Do đó, một cuộc chiến tranh khác tốn kém sẽ dẫn đến tăng chi tiêu quốc phòng. Kết quả là, chi tiêu dành cho các chương trình phúc lợi xã hội trong nước sẽ bị cắt giảm đáng kể.

Chuyên gia kinh tế Mỹ, Jeffrey Sachs bình luận, ngày nay, các ưu thế về mặt quân sự không quan trọng bằng các vấn đề liên quan đến môi trường, xã hội và chính quyền. Rõ ràng, các cuộc chiến tranh do Mỹ dẫn đầu gần đâu đã không đạt được các mục tiêu như kỳ vọng ban đầu. Trong khi đó, chạy đua vũ trang thời khủng hoảng kinh tế toàn cầu tạo ra những tổn thất và các mối đe dọa vô cùng nghiêm trọng.

Đầu năm 2012, Dân biểu Ron Paul của đảng Cộng hòa trong một cuộc phỏng vấn với đài Tiếng nói Mỹ cho rằng, một cuộc chiến tranh chính là yếu tố làm hại nền kinh tế Mỹ. Trong khi thâm hụt ngân sách ngân sách ngày càng phình ra, thì Mỹ lại có thói quen can thiệp quá nhiều vào các cuộc xung đột ở nước ngoài.

Do đó, Pravda bình luận, một cuộc chiến tranh khác sẽ mang lại nhiều mối đe dọa hơn là lợi ích cho tương lai nước Mỹ.

Phương Đăng

Theo Infonet

 

Phương Đăng

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm