Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

‘Cá mập’ nào cam kết rót tiền nhiều nhất Shark Tank mùa 3?

Shark Tank mùa 3 kết thúc ghi nhận tổng số tiền cam kết đầu tư lên đến gần 450 tỷ đồng. Shark Việt cam kết xuống tiền nhiều nhất với 188,3 tỷ đồng qua 7 thương vụ.

Shark Tank mùa 3 chứng kiến 43 startup lọt vào vòng thương thuyết với các nhà đầu tư và được lên sóng. Có tổng cộng 28 thương vụ gọi vốn thành công, đạt tỷ lệ 65,12%.

Mùa 3 ghi nhận tổng số tiền cam kết tới gần 450 tỷ đồng, trong đó tiền cam kết đầu tư chiếm phần lớn. Ngoài ra, có 14,2 tỷ đồng là tiền cho vay.

Con số cam kết này gấp đôi mùa hai và gấp 4 lần mùa đầu tiên.

‘Ca map’ nao rot tien nhieu nhat Shark Tank mua 3? anh 1
Shark Tank mùa 3 ghi nhận Shark Việt cam kết rót vốn đầu tư nhiều nhất với 188,3 tỷ đồng qua 7 thương vụ. Đồ họa: Shark Tank Việt Nam.

Shark Việt là nhà đầu tư cam kết nhiều nhất, lên tới 188,3 tỷ đồng với 7 thương vụ. Shark Phạm Thanh Hưng cán đích ở vị trí thứ hai với 85,43 tỷ đồng.

Trong khi đó Shark Nguyễn Mạnh Dũng lại thận trọng hơn so với mùa trước đó, chỉ cam kết gần 52 tỷ đồng.

Ở vị trí thứ tư, Shark Liên sở hữu đến 9 thương vụ với số tiền đầu tư là 47,5 tỷ đồng.

Dù là nhà đầu tư khách mời và chỉ xuất hiện trong vài tập, Shark Thủy cũng quyết định chi 43,15 tỷ đồng đồng hành cùng startup. Con số này của Shark Bình là 33,2 tỷ đồng. Trong khi đó, Shark Linh chưa tìm được startup phù hợp tại mùa 3.

Trên tổng số gần 450 tỷ đồng được rót cho các startup, có 2 thương vụ nhận được cam kết đầu tư lên tới 6 triệu USD. Đó là startup tuabin gió, do Shark Việt cam kết và startup Luxstay do 3 Shark Phạm Thanh Hưng, Nguyễn Thanh Việt và Nguyễn Ngọc Thủy cùng cam kết.

Ngồi “ghế nóng” Shark Tank hai mùa, Shark Việt nhận xét các startup mùa 3 vẫn mắc vấn đề lạm phát về giá, lạm phát định giá doanh nghiệp. Nhà đầu tư chia sẻ: “Trong vòng vài phút, tôi hơi choáng về định giá. Mình nên đưa startup về thực tế và đưa giá trị của mình cho startup chứ không phải là đưa tiền”.

Trong khi đó, Shark Bình cho biết ông rất mừng khi tinh thần khởi nghiệp ngày càng máu lửa. Tuy nhiên, ông cũng lo vì còn rất nhiều startup mơ mộng, định giá doanh nghiệp quá cao khi thực tế trong tay chưa có gì.

“Hãy thực tế, hãy cụ thể, đặc biệt là trong vấn đề định giá. Khi lên Shark Tank phải tập trung vào cơ sở đưa ra định giá rất chi tiết cho doanh nghiệp của mình”, Shark Bình nói.

Tại Shark Tank Việt Nam mùa 2, đã có 11 startup được rót vốn (dựa trên thông tin công bố). Số tiền các Shark đầu tư thực tế vào các dự án là 81,25 tỷ đồng, bằng 39,3% số tiền cam kết đầu tư trên sóng truyền hình (206,541 tỷ đồng).

CEO Smartlog và những startup 'ngáo giá' tại Shark Tank Việt Nam Trong chương trình Shark Tank Việt Nam, một số doanh nghiệp đánh giá quá cao giá trị của mình. Những startup này bị Shark Bình gọi là "ngáo giá" và thường không nhận được đầu tư.

Shark Hưng rót 1 triệu USD cho dự án 18 tháng không có doanh thu

Nền tảng mua chung bất động sản chỉ với 1 triệu đồng của Tuấn Việt và Quốc Hưng đã nhận được cam kết đầu tư 1 triệu USD cho 25% cổ phần từ Shark Hưng.

Ca sĩ Lộ Lộ gọi vốn cho công ty lô tô, Shark Liên đồng ý đầu tư 1 tỷ

Nhận được sự đồng cảm của Shark Liên về việc tạo việc làm ổn định cho ca sĩ đi hát, mô hình lô tô offline của Lộ Lộ và Lê Thùy Linh đã gọi vốn thành công 1 tỷ đồng cho 10% cổ phần.



Văn Hưng

Bạn có thể quan tâm