Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Shark Hưng: ‘Đôi khi mua lại doanh nghiệp chỉ để diệt’

Shark Hưng cho rằng định giá doanh nghiệp phụ thuộc vào mục đích của người đi gọi vốn và nhà đầu tư. Trong khi startup muốn định giá tương lai, người bỏ tiền muốn mua cái hiện tại.

Ngày 19/10, hội thảo Shark Tank Seminar 2019 do Shark Tank Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại TP.HCM. Buổi tọa đàm 3 với chủ đề “Định giá đúng, gọi vốn trúng” có sự góp mặt của Shark Phạm Thanh Hưng và Shark Nguyễn Mạnh Dũng.

Nói về thẩm định giá doanh nghiệp, Shark Hưng cho rằng phụ thuộc vào mục đích của cá nhân đi kêu gọi vốn và mục đích của người bỏ tiền ra đầu tư.

Shark Hung: ‘Doi khi mua lai doanh nghiep de diet’ anh 1
Shark Phạm Thanh Hưng tại buổi tọa đàm. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.

“Nếu một doanh nghiệp đang ở giai đoạn tương lai sáng ngời thì người ta sẽ mua để đầu tư tài trợ. Còn doanh nghiệp mà sắp sửa chết đi thì người ta mua để lấy giấy phép, có khi là lấy mấy năm thâm niên của doanh nghiệp. Đôi khi có những doanh nghiệp mua lại để diệt”, Shark Hưng đưa ra ví dụ.

Theo Phó chủ tịch HĐQT Cen Group, phương pháp định giá công ty rất đa dạng nhưng có nhiều trường hợp định giá trên trời hoặc cách định giá gây tranh cãi. Mục đích của người định giá khi gọi vốn là muốn định giá tương lai của mình còn người bỏ tiền ra thì lại muốn mua cái hiện tại. Vì vậy, xảy ra sự chênh lệch vô cùng lớn trong cách định giá.

Shark Hưng chia sẻ ông có xu hướng trả giá “xởi lởi” hơn cho các startup nằm trong hệ sinh thái bất động sản của Cen Group. Ngược lại, khắt khe với các startup trái hệ sinh thái khi đầu tư tài chính. Tuy nhiên, việc định giá đôi khi cũng là cảm tính.

“Nhất là trong lĩnh vực công nghệ và những lĩnh vực mới thì việc định giá các Shark cũng khá là cảm tính. Chủ yếu là đầu tư vào con người, bởi vì trông founder cũng đáng tin cậy, trong những mô hình mới như vậy tất cả con số đều rất khó kiểm chứng. Các bạn đi gọi vốn thì cái tính đúng sai chưa chắc đã quan trọng bằng tính logic”, Shark Hưng cho biết.

Trong khi đó, tại chương trình Shark Tank Việt Nam, Shark Dũng thường khẳng định “Tôi mua ước mơ của em, tôi định giá dựa vào con người của em”.

Lý giải về câu nói này, Shark Dũng cho rằng góc nhìn của mỗi người khác nhau. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, sự dịch chuyển của các ngành nghề diễn ra nhanh chóng.

Shark Hung: ‘Doi khi mua lai doanh nghiep de diet’ anh 2
Shark Nguyễn Mạnh Dũng tại buổi tọa đàm. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.

“Khi mà chúng tôi đầu tư vào các công ty công nghệ, đa số là đầu tư vào một ý tưởng còn mới, mà những gì chưa thành hiện thực nghĩa là đang mơ. Vì thế mới gọi là đầu tư vào giấc mơ. Nếu đã thành hiện thực rồi thì không còn cần thiết để cho startup đấy làm nữa”, Shark Dũng nói.

Giám đốc quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam và Thái Lan cho biết ông cố gắng tìm nhiều góc nhìn để hiểu hơn về startup: Góc nhìn về thị trường trong lĩnh vực công nghệ và góc nhìn về ý tưởng kinh doanh.

“Làm gì, phục vụ cho ai đối tượng nào, lợi thế cạnh tranh là gì và ai đang làm điều đấy, có người làm tốt không, nếu không có người làm tốt thì mình làm tốt không, chiến lược để ra mắt thị trường là gì. Tiếp theo là làm sao chiếm lĩnh thị trường. Tất cả đều được chúng tôi cân nhắc và đưa vào các cuộc thảo luận rất kỹ”, Shark Dũng chia sẻ.

Tại buổi tọa đàm, Shark Dũng cũng thừa nhận startup tại Shark Tank bị ông ép giá nhiều hơn bên ngoài. Tuy nhiên, sau thẩm định thì Shark Dũng sẽ xem xét tăng giá lên cho startup.

CEO Smartlog và những startup 'ngáo giá' tại Shark Tank Việt Nam Trong chương trình Shark Tank Việt Nam, một số doanh nghiệp đánh giá quá cao giá trị của mình. Những startup này bị Shark Bình gọi là "ngáo giá" và thường không nhận được đầu tư.

Ca sĩ Lộ Lộ gọi vốn cho công ty lô tô, Shark Liên đồng ý đầu tư 1 tỷ

Nhận được sự đồng cảm của Shark Liên về việc tạo việc làm ổn định cho ca sĩ đi hát, mô hình lô tô offline của Lộ Lộ và Lê Thùy Linh đã gọi vốn thành công 1 tỷ đồng cho 10% cổ phần.




Văn Hưng

Bạn có thể quan tâm