Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

3 Shark tranh đầu tư 300.000 USD cho công ty nhân sự

Nền tảng giải pháp nhân sự tức thời của Phan Xuân Cảnh và Nguyễn Sơn Tùng gọi vốn thành công 300.000 USD dạng trái phiếu chuyển đổi từ Shark Dũng.

Trong tập 15 Shark Tank Việt Nam phát sóng tối 30/10, Phan Xuân Cảnh, đồng sáng lập và CEO Việc Có, cùng Nguyễn Sơn Tùng, đồng sáng lập và Giám đốc công nghệ Việc Có, tham gia chương trình để kêu gọi 300.000 USD dạng trái phiếu chuyển đổi, giảm giá 10% cho vòng gọi vốn kế tiếp, dự kiến 1 triệu USD.

Phan Xuân Cảnh và Nguyễn Sơn Tùng cho biết đã cùng làm việc với nhau 5 năm ở một công ty, sau đó nghỉ vào năm 2017. Cả hai nhận ra công nghệ mới giải quyết được 3 vấn đề: nhanh, chất lượng, quy mô lớn.

Việc Có là nơi kết nối người làm tự do, công việc đơn giản đối với doanh nghiệp. Tại Việt Nam, có khoảng 20 triệu người lao động phổ thông, làm tự do. Con số tương ứng ở thị trường Đông Nam Á là 100 triệu người.

Phan Xuân Cảnh cho biết mình bắt đầu hình thành ý tưởng từ năm 2015. Thời gian triển khai chính thức từ đầu năm 2019 tới nay, Việc Có có 14.000 người đăng ký đi làm, doanh thu tăng 50% hàng tháng. Tháng gần nhất, dự án tạo ra 1,5 tỷ đồng thu nhập cho các cộng tác viên và Việc Có sẽ thu 20% phí giao dịch từ doanh nghiệp.

Ba Shark tranh dau tu 300.000 USD cho Viec Co anh 1
Startup Phan Xuân Cảnh cùng Nguyễn Sơn Tùng. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.

Hiện nay, dự án tập trung vào khách hàng doanh nghiệp lớn, có độ tin cậy cao. Những doanh nghiệp này thường có sự biến động lớn về nhân sự. Doanh nghiệp sau khi tiếp nhận dịch vụ sẽ có đối soát trả phí.

Vốn chủ sở hữu 2 startup đã đóng vào là 3,5 tỷ đồng. Công ty hiện có 10 khách hàng, thuộc lĩnh vực kho bãi, thương mại điện tử, bán lẻ, logistics.

Về quản lý, người lao động sẽ cầm điện thoại đi vào nơi làm việc, Việc Có sẽ xác định vị trí. Sau đó, người lao động thực hiện chấm công trên app để được ghi nhận.

Shark Liên đặt câu hỏi Việc Có có mua bảo hiểm cho người lao động không, CEO Phan Xuân Cảnh cho biết đang thương lượng với một số khách hàng để tích hợp thêm. Với những nhóm có thời gian làm việc tương đối dài, Việc Có sẽ mua luôn bảo hiểm cho hoặc trợ giá một phần.

“Hầu hết nhóm bọn em phục vụ là các bạn cố gắng làm thêm, tranh thủ thêm khoảng thời gian để làm. Hoặc là các em đang đi học có bảo hiểm của trường đại học, những người có thể làm thêm bên cạnh công việc chính”, Phan Xuân Cảnh nói.

Shark Việt cho rằng khi trở thành doanh nghiệp, rất nhiều cơ quan Nhà nước đến đặt câu hỏi về việc thuê lao động.

Tuy nhiên, Shark Hưng nêu quan điểm cần loại trừ trách nhiệm của Việc Có với lao động vì những người sử dụng ứng dụng là lao động thời vụ. Thứ hai, nền tảng không phải là công ty thuê mướn lao động trực tiếp, mà chỉ kết nối lao động với doanh nghiệp.

Do đó, người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về vấn đề đảm bảo an toàn cho người lao động.

Ba Shark tranh dau tu 300.000 USD cho Viec Co anh 2
Các Shark dành sự quan tâm lớn cho dự án. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.

Nguyễn Sơn Tùng cho biết bước đầu Việc Có sẽ yêu cầu chứng minh nhân dân của người đăng ký, sau đó bổ sung thủ tục cần thiết để đảm bảo đó là người tin cậy.

Hiện 14.000 người đăng ký sẽ được xác thực hồ sơ thông qua việc tích lũy đánh giá hoặc kinh nghiệm tại các doanh nghiệp. Hệ thống cũng có cơ chế để cảnh báo doanh nghiệp về người lao động.

Chương trình Shark Tank Việt Nam tập 15 cũng chứng kiến sự trở lại của Shark Bình. Shark Bình đặt câu hỏi về sự cạnh tranh của Việc Có với các nền tảng tuyển dụng nhân sự khác. CEO Phan Xuân Cảnh cho rằng dự án cần phải tăng trưởng thật nhanh.

Shark Liên cho biết bà rất thích dự án này nhưng lo lắng đến câu chuyện quản lý nhân sự. Với cách gọi vốn của hai nhà sáng lập, bà thấy không phù hợp và quyết định không đầu tư. Tuy nhiên, nếu Shark khác đồng ý rót vốn, có thể bà sẽ tham gia cùng.

Shark Việt thì cho rằng thị trường lao động rất nhạy cảm, có nhiều rủi ro nên Shark Việt cũng không đầu tư.

Trong khi đó, Shark Dũng đề nghị 300.000 USD dạng trái phiếu chuyển đổi, giảm giá 20% cho vòng gọi vốn sau kèm một số điều kiện đi kèm. Shark Hưng đưa ra đề xuất 300.000 USD dạng trái phiếu chuyển đổi, với phương án giảm giá 30% cho vòng gọi vốn sau, lãi suất 15% hoặc phương án giảm giá 20% cho vòng gọi vốn sau, lãi suất 20%.

Shark Bình cũng muốn tham gia vào dự án với đề nghị 300.000 USD dạng trái phiếu chuyển đổi, giảm giá 35% cho vòng gọi vốn sau, lãi suất 6%.

Sau những hội ý và trao đổi, cuối cùng, Phan Xuân Cảnh và Nguyễn Sơn Tùng thỏa thuận với Shark Dũng với 300.000 USD dạng trái phiếu chuyển đổi, giảm giá 20% cho vòng gọi vốn kế tiếp và đã nhận được lời đồng ý. Shark Liên cho biết sẽ đồng hành cùng dự án.

CEO Smartlog và những startup 'ngáo giá' tại Shark Tank Việt Nam Trong chương trình Shark Tank Việt Nam, một số doanh nghiệp đánh giá quá cao giá trị của mình. Những startup này bị Shark Bình gọi là "ngáo giá" và thường không nhận được đầu tư.

Hai Shark đầu tư 500.000 USD cho startup bán bảo hiểm tình yêu

Nền tảng bán bảo hiểm online của founder Nguyễn Bảo Trọng gọi vốn thành công 500.000 USD cho 25% cổ phần từ Shark Dũng và Shark Thủy.

Shark Hưng: ‘Đôi khi mua lại doanh nghiệp chỉ để diệt’

Shark Hưng cho rằng định giá doanh nghiệp phụ thuộc vào mục đích của người đi gọi vốn và nhà đầu tư. Trong khi startup muốn định giá tương lai, người bỏ tiền muốn mua cái hiện tại.


Văn Hưng

Bạn có thể quan tâm