Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bức ảnh này đã trở thành dĩ vãng

Chuyến đi của Tổng thống Joe Biden đến Cornwall, Anh để dự hội nghị G7 như một cuộc ra mắt lại với thế giới phương Tây, với thông điệp rằng thời đại của Donald Trump đã qua đi.

"(Hội nghị G7) từng hoàn toàn hỗn loạn. Chúng tôi từng luôn trên bờ vực, và luôn phải cố giữ G7 không tan rã", Reuters ngày 13/6 dẫn một nguồn thạo tin cho biết.

Nguồn tin này cho rằng sự hiện diện của ông Biden, thay vì ông Trump, đã giúp các lãnh đạo dễ dàng trao đổi và thảo luận với nhau hơn.

Hỗn loạn thời ông Trump

Trong hội nghị G7 đầu tiên của ông Trump vào năm 2017, các nhà lãnh đạo đồng minh đã thúc giục ông duy trì hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. CNN dẫn lời cấp dưới của ông Trump cho biết ông cảm thấy bị ép buộc, và đã tuyên bố rút nước Mỹ khỏi hiệp định trên vài tháng sau hội nghị.

Cũng trong hội nghị năm 2017, ông Trump đã di chuyển riêng đến nơi chụp ảnh bằng xe điện, trong khi các lãnh đạo khác cùng đi bộ.

Hồi năm 2018, ông Trump từng chỉ trích Thủ tướng Canada Justin Trudeau "không trung thực" và "yếu kém" ngay tại hội nghị G7. Canada là nước chủ nhà hội nghị G7 năm đó.

Ông Trump cùng các lãnh đạo G7 tại hội nghị ở Canada năm 2018. Ảnh: AFP.
Hoi nghi G7 anh 1
Hoi nghi G7 anh 1

Ông Trump cùng các lãnh đạo G7 tại hội nghị ở Canada năm 2018. Ảnh: AFP.

Ông Trump cũng rời hội nghị sớm, và không ký bản tuyên bố chung của hội nghị. Ông nói với phóng viên rằng quan hệ của ông với các lãnh đạo G7 ở mức "10 trên 10", song hình ảnh ông ngồi khoanh tay, đối lập với các lãnh đạo G7 khác lại dường như cho thấy điều trái ngược.

Hội nghị lần này kết thúc bằng một tuyên bố chung với sự đồng thuận về việc cung cấp thêm 1 tỷ liều vaccine Covid-19 cho thế giới, chống biến đổi khí hậu và đối phó với thách thức từ Trung Quốc.

"(Hội nghị G7) từng hoàn toàn hỗn loạn. Chúng tôi từng luôn trên bờ vực, và luôn phải cố giữ G7 không tan rã", Reuters ngày 13/6 dẫn một nguồn thạo tin cho biết.

CNN cho biết trong lần thứ ba tham dự hội nghị G7, ông Trump đã tích cực kêu gọi các nước đồng minh cho Nga trở lại nhóm, sau khi nước này bị khai trừ vì chiếm đóng Crimea hồi năm 2014.

Một nước Mỹ khác

Với những hỗn loạn mà người tiền nhiệm để lại, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Biden được dự báo là không hề dễ dàng.

"Chúng ta sẽ làm rõ rằng nước Mỹ đang trở lại, và các nền dân chủ trên thế giới sẽ đoàn kết để giải quyết các thách thức khó khăn nhất", ông Biden nói với binh sĩ Mỹ tại một căn cứ không quân ở Anh, ngay sau khi ông đến Anh để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7.

Chuyến công du của ông Biden không chỉ đặc biệt vì nước Mỹ đang đối mặt với thách thức về bên ngoài, mà lần này, thách thức đến từ cả bên trong nước Mỹ.

Tổng thống Joe Biden phát biểu trước binh lính Mỹ sau khi hạ cánh xuống Anh. Ảnh: New York Times.
Hoi nghi G7 anh 2
Hoi nghi G7 anh 2

Tổng thống Joe Biden phát biểu trước binh lính Mỹ sau khi hạ cánh xuống Anh. Ảnh: New York Times.

Chỉ vài tháng trước, cả thế giới đã kinh hãi khi nhìn thấy Điện Capitol - một đại diện cho nền dân chủ Mỹ - bị đám đông bạo loạn chiếm đóng. Nước Mỹ đồng thời chìm trong mâu thuẫn về sắc tộc, cũng như sự phân cực rõ ràng hơn bao giờ trong chính trị.

Ông Biden, bên cạnh đó, cũng cần xây dựng lại quan hệ với các đồng minh thân cận nhất - điều vốn bị xem nhẹ dưới thời người tiền nhiệm. CNN bình luận rằng nước Mỹ, thay vì mang đến sự ổn định, đã trở thành nhân tố tạo ra bất ổn cho thế giới, và điều đó khiến các đồng minh lo lắng.

Chính các thách thức đó khiến ông Biden cần cẩn trọng trong chuyến công du đầu tiên của mình. "Điều Tổng thống Biden cần làm là thể hiện sự nhất quán, uy tín trong những lời hứa của nước Mỹ", Heather Conley, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), nhận định.

Và ông Biden cho các lãnh đạo đồng minh thấy hình ảnh của một nước Mỹ khác - một nước Mỹ thân thiện và không còn dấu tích của người tiền nhiệm "nước Mỹ trên hết".

Trên bờ biển Cornwall, Tổng thống Biden trò chuyện với tổng thống Pháp, rồi sau đó trao đổi riêng với thủ tướng Đức. Ông không tạo ra những điểm nhấn như cách của ông Trump, mà thay vào đó, những hành động thân thiện của ông cùng các lãnh đạo khác cho thấy thực sự nước Mỹ đã trở lại.

Đón mừng "nước Mỹ trở lại"

"Nước Mỹ trở lại" là thông điệp mà Tổng thống Biden muốn thể hiện trong chính sách đối ngoại nói chung, và trong chuyến công du đầu tiên đến dự Hội nghị thượng đỉnh G7 nói riêng.

Thông điệp này được nhiều nhà lãnh đạo G7 đón nhận khá tích cực. Họ thể hiện sự ủng hộ, thêm vào đó là sự nhẹ nhõm khi không còn phải đối mặt với những lùm xùm không đáng có gắn liền với ông Trump.

Hôm 12/6, khi được phóng viên hỏi rằng liệu thực sự nước Mỹ đã trở lại, ông Biden đã chỉ sang Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cho rằng người đồng cấp nên trả lời.

"Đúng, đương nhiên là vậy", ông Macron cười đáp.

Trước đó, hai lãnh đạo cũng đã trao cho nhau cái choàng vai thân mật như người một nhà, Guardian đưa tin.

Hoi nghi G7 anh 3

Nhà lãnh đạo Pháp và Mỹ vui vẻ bắt tay nhau

Đối tác thân thiết nhất của ông Trump trong G7, Thủ tướng Anh Boris Johnson, cũng nhận định hôm 10/6 rằng ông Biden là "làn gió mới".

"Đây là một điều mới mẻ và thú vị, và chúng tôi làm việc chăm chỉ cùng nhau. Chúng tôi đã dành khoảng hơn một giờ trò chuyện. Đó là một cuộc thảo luận dài nhưng tốt đẹp, và chúng tôi đã nói về rất nhiều chủ đề", ông Johnson cho biết.

Khi được hỏi về hội nghị, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bình luận rằng bà rất vui vì Tổng thống Biden đã có mặt tại đây. "Ông ấy ủng hộ và cam kết với chủ nghĩa đa phương, điều mà chúng ta không có trong những năm gần đây", bà Merkel nói.

Khoảnh khắc hai ông Biden và Macron làm thủ tướng Anh bối rối
00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
Video sẽ chạy sau3
Khoảnh khắc hai ông Biden và Macron làm thủ tướng Anh bối rối Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có khoảnh khắc choàng vai thân mật như người một nhà tại cuộc họp G7 hôm 11/6.
Bài liên quan

G7 'sang trang'

G7 'sang trang'

Những diễn biến từ hội nghị G7 gửi đi thông điệp tới các đối thủ rằng kỷ nguyên chia rẽ đã qua, và phương Tây đang đoàn kết trở lại.

Quốc Tuệ

Bạn có thể quan tâm