Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bức ảnh đặt ra câu hỏi lớn sau động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Nhiều dấu hỏi được đặt ra về việc thực thi tiêu chuẩn an toàn xây dựng tại Thổ Nhĩ Kỳ, khi các tòa nhà mới xây lại dễ đổ sập sau trận động đất.

dong dat tho nhi ky anh 1

Tòa nhà ở Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ đổ sập sau động đất. Ảnh: Reuters.

Hai trận động đất lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/2 đã khiến hơn 24.500 người thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, cùng hàng nghìn ngôi nhà bị đổ sập.

Song, thực tế là nhiều tòa nhà mới xây cũng bị thiệt hại nặng nề, dù Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia thường xuyên xảy ra động đất, và đất nước đã đặt ra các tiêu chuẩn xây dựng để ứng phó với thiên tai.

Điều này đặt ra những câu hỏi về tiêu chuẩn an toàn xây dựng với các công trình mới tại nước này.

Những công trình mới dễ dàng đổ sập

Các kỹ thuật công trình hiện đại đáng lẽ phải giúp các tòa nhà chịu được những trận động đất với cường độ như trận ở Thổ Nhĩ Kỳ. Những thảm họa trước đây tại nước này đã khiến giới chức đặt ra quy định về an toàn xây dựng.

Những tòa nhà được xây dựng gần đây đồng nghĩa với việc nó phải tuân theo tiêu chuẩn an toàn mới nhất được bổ sung vào năm 2018.

Các quy định yêu cầu những công trình ở khu vực hay xảy ra động đất phải sử dụng bê tông chất lượng cao, được gia cố bởi những thanh thép. Cột và dầm phải được bố trí để giảm tác động từ các trận động đất.

Dù vậy, hiện chưa rõ việc tòa nhà mới xây bị đổ sập này có làm theo tiêu chuẩn xây dựng hay không.

Trả lời Al Jazeera, giáo sư Okan Tuysuz, kỹ sư địa chất từ Đại học Kỹ thuật Istanbul, nói rằng hạ tầng thiệt hại nặng nề là sự kết hợp từ nhiều yếu tố - từ hai trận động đất cường độ mạnh, nhiều tòa nhà chưa được gia cố bằng tiêu chuẩn hiện đại, và những thiếu sót từ cơ quan chức năng.

Sinan Turkkan, một kỹ sư dân sự, nói rằng nhiều tòa nhà bị hư hại nhẹ sau trận động đất đầu tiên, nhưng đã đổ sập sau lần thứ hai, với cường độ động đất là 7,6.

Một tấm ảnh cho thấy tòa chung cư ở thành phố Iskenderun bị phá hủy phần lớn, và chỉ còn một phần toàn nhà chưa đổ sập.

dong dat tho nhi ky anh 2

Tòa nhà ở Iskenderun vào năm 2019 (trái) và sau trận động đất ngày 6/2. Ảnh: BBC.

Các chuyên gia cho rằng các tòa nhà được xây dựng đúng cách vẫn có thể chống chọi được những trận động đất mạnh.

“Cường độ của trận động đất lần này rất dữ dội, nhưng không đủ để phá hủy những tòa nhà được xây dựng kiên cố”, giáo sư David Alexander, chuyên gia về quản lý tình trạng khẩn cấp tại University College London, cho biết.

Nghi vấn về chấp hành quy định xây dựng

Các quy định về xây dựng được thắt chặt sau những thảm họa tại Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm trận động đất năm 1999 ở thành phố Izmit, khiến hơn 17.000 người thiệt mạng.

“Một phần là không có nhiều gia cố cho các tòa nhà hiện có, song cũng rất ít tòa nhà mới đảm bảo tuân theo các tiêu chuẩn xây dựng” ông Alexander nói.

Phóng viên BBC dẫn lời người dân thành phố Adana cho biết một tòa nhà bị sập ở đó từng bị hư hại do một trận động đất cách đây 25 năm, nhưng không được gia cố thêm.

Một số quốc gia có nhiều nguy cơ xảy ra động đất như Nhật Bản, việc đảm bảo các quy định xây dựng giúp người dân an toàn khi ở các căn nhà cao tầng trong trường hợp xảy ra thiên tai.

Các yêu cầu an toàn xây dựng sẽ khác nhau dựa trên mục đích sử dụng của tòa nhà, cũng như vị trí có gần khu vực dễ xảy ra động đất hay không. Từ gia cố đơn giản để giảm chấn cho tòa nhà, đến việc lắp bộ giảm giảm sốc bao bọc toàn bộ công trình để ngăn tòa nhà bị ảnh hưởng bởi chấn động từ mặt đất.

dong dat tho nhi ky anh 3

Các giải pháp gia cố nhà tại Nhật Bản để chống chọi động đất. Đồ họa: BBC.

Quy định lỏng lẻo

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, chính phủ có quy định “ân xá xây dựng” định kỳ, được thông qua từ những năm 1960. Qua đó, chủ xây dựng có thể được miễn trừ việc trả phí phạt với công trình không có chứng nhận an toàn.

Nhiều nhà phê bình từ lâu đã cho rằng các lệnh miễn trừ như vậy có nguy cơ khiến thiệt hại nặng nề hơn trong trường hợp xảy ra động đất lớn.

Chỉ vài ngày trước thảm họa động đất, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin một dự luật mới đang chờ quốc hội thông qua sẽ có nhiều đợt ân xá hơn cho các công trình hiện nay.

Sau trận động đất ở tỉnh Izmir vào năm 2020, có khoảng 672.000 ngôi nhà tại tỉnh này được lợi từ lệnh ân xá xây dựng.

Một báo cáo dẫn tuyên bố từ Bộ Môi trường và Đô thị Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2018 cho biết hơn 50% tòa nhà ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã vi phạm các quy định an toàn.

Bộ này cho biết không công trình nào được chính phủ xây dựng bị đổ sập do các trận động đất gần đây. “Việc đánh giá thiệt hại đang được thực hiện liên tục tại hiện trường”.

Toàn cảnh thành phố ở Thổ Nhĩ Kỳ sau trận động đất hủy diệt Các cảnh quay từ máy bay không người lái ở thành phố Kahramanmaraş cho thấy quy mô tàn phá của trận động đất tấn công khu vực Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ hôm 6/2.

Cảnh ngộ của di dân Syria

Mục Thế giới giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách "Người nuôi ong thành Aleppo" kể về trải nghiệm di cư đến Anh để thoát khỏi cuộc nội chiến Syria. Bám theo nhân vật Nuri Ibrahim và những khó khăn trên hành trình của anh, “Người nuôi ong thành Aleppo” không chỉ cho thấy tình cảnh không thể chịu nổi của những người dân vô tội, đó đồng thời là những tổn thương, ám ảnh mà họ phải chịu đựng.

>> Độc giả có thể đọc thêm tại đây.

Thế giới dồn lực giải cứu Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Syria thì sao?

Trong khi viện trợ của cộng đồng quốc tế đổ xô vào Thổ Nhĩ Kỳ, Syria có thể bị bỏ lại phía sau với nhiều lý do khác nhau.

Đám đông đổ xô đến sân bay giữa tin đồn Taliban cứu trợ Thổ Nhĩ Kỳ

Hàng nghìn người Afghanistan đã đổ xô đến sân bay ở thủ đô Kabul vào cuối ngày 8/2 sau khi có tin đồn các máy bay đang chở tình nguyện viên đến Thổ Nhĩ Kỳ để cứu trợ động đất.

Trần Hoàng

Bạn có thể quan tâm