Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bóng đá Đông Nam Á sử dụng cầu thủ nhập tịch như thế nào

3 trong 4 chức vô địch AFF Cup của Singapore có đóng góp rất lớn của những cầu thủ nhập tịch. Tuy nhiên quốc gia này không nhập khẩu ồ ạt mà có chọn lọc và ràng buộc kỹ càng.

Tiền đạo Duric (trái) từ bỏ quốc tịch gốc để trở thành công dân Singapore, góp công lớn thúc đẩy sự phát triển bóng đá của quốc gia này.

Từ năm 1993, Singapore đưa ra chương trình nhập tịch các tài năng thể thao với tên Foreign Sports Talent Scheme (FST). Bóng bàn là môn đi tiên phong, kế đến mở rộng cho những môn khác như bóng đá.

Mở cửa có chọn lọc

Từ sau những năm 2000, hàng loạt cầu thủ có dòng máu ngoại khoác áo ĐTQG Singapore như Daniel Bennets, Aleksandar Duric, Agu Casmir, Shi Jiayi, Itimi Dickson, Qui Li, Mustafic Fahrudin… Họ góp công lớn giúp đội nhà 3 lần vô địch AFF Cup các năm 2004, 2007 và 2012.

Nhập tịch để cải thiện thành tích nhưng Singapore có những yêu cầu rất khắt khe, để chọn được những người tốt nhất và gắn bó với quốc gia này lâu dài. Chẳng hạn, chân sút gốc Bosnia Aleksandar Duric phải trải qua 3 lần thử thách mới có được công nhận là công dân Singapore.

Vài năm gần đây dưới thời HLV Bernd Stange và Sundramoorthy, quốc gia này hạn chế tối đa việc nhập tịch cũng như sử dụng cầu thủ dạng này. Một phần vì không có những tài năng thật sự nổi bật, phần khác vì muốn tạo điều kiện cho cầu thủ bản địa.

Dong Nam A dung cau thu nhap tich anh 1
Singapore cho Duric một cuộc sống hạnh phúc. Đổi lại chân sút này đã giúp nền bóng đá nước này có những bước tiến đáng khích lệ.

Samson: Tôi muốn lên tuyển Việt Nam nhưng không ai quan tâm

Tiền đạo Hoàng Vũ Samson từng nhiều lần bày tỏ mong muốn khoác áo đội tuyển Việt Nam nhưng cho tới lúc này, không một ai quan tâm tới lời đề nghị của anh.

Tuy nhiên, thành tích đi xuống khiến Liên đoàn bóng đá nước này (FAS) đang tính đến việc trao cơ hội cho những tài năng ngoại khác. Cách đây vài ngày, Singapore đã thua Đài Loan (Trung Quốc) ngay trên sân nhà tại vòng loại Asian Cup 2019. Ở đấu trường khu vực, Singapore cũng không vượt qua vòng bảng ở hai kỳ AFF Cup gần nhất.

Truyền thông và những chuyên gia của nước này tin rằng Singapore nên mạnh dạn sử dụng những cầu thủ nhập tịch khác như Kento Nagasaki, Jordan Webb, Sirina Camara, Song Ui-youg hay Dominic Tan…

Kêu gọi tài năng về thi đấu

Những đội bóng hàng đầu khu vực luôn mở cửa cho những tài năng bóng đá mang trong mình dòng máu quê hương, dù mỗi nơi có những đặc trưng riêng. Tại Thái Lan, quốc gia này có giải VĐQG mạnh, chất lượng cầu thủ bản địa tốt và dồi dào. Thế nên, họ chỉ tạo điều kiện cho những nhân tố nào thật sự nổi bật và mang trong mình dòng máu Thái Lan.

Charyl Chappuis là minh chứng rõ nét. Anh là thành viên của U17 Thụy Sỹ vô địch U17 thế giới năm 2009. Thành tích đó giúp anh nhận được sự chú ý từ các tuyển trạch viên khắp nơi, trong đó có Juventus. Tuy nhiên, tiền vệ này đã từ chối bởi khi đó còn quá nhỏ…

Dong Nam A dung cau thu nhap tich anh 2
Thái Lan luôn chọn những cầu thủ đẳng cấp mang trong mình dòng máu quê hương như Charyl Chappuis.

Sau vài năm thi đấu ở Thụy Sỹ, Chappuis quyết định trở về quê mẹ ở Thái Lan để tìm kiếm cơ hội. Đẳng cấp của anh nhanh chóng được thừa nhận. Đó là lý do anh liên tục góp mặt ở đội U23, ĐTQG Thái Lan dưới thời Kiatisak, cùng nhau chinh phục thành công SEA Games, AFF Cup.

Với Malaysia, Indonesia hay Philippines, việc kêu gọi những cầu thủ mang trong mình dòng máu quê hương về thi đấu là chính sách tầm quốc gia, được duy trì liên tục thời gian qua. Vì đặc điểm lịch sử ở Indonesia hay Philippines, cầu thủ dạng “con lai” giữa người bản địa với người Hà Lan, Anh, Mỹ, Đức hay Tây Ban Nha rất nhiều.

“Với nỗ lực nâng cao thành tích của tuyển Indonesia, chúng tôi đang tìm kiếm những cầu thủ gốc Indonesia ở nước ngoài với sự trợ giúp của Bộ ngoại giao. Chúng tôi yêu cầu họ thu thập tin tức những người chơi gốc Indonesia ở châu Âu”, Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Indonesia Gatot Dewa Broto cho biết.

Dong Nam A dung cau thu nhap tich anh 3
Việc thuyết phục những cầu thủ ăn tập bài bản ở châu Âu về Philippines thi đấu như anh em nhà Younghusband là thành công của quốc gia này.

Còn Philippines, bóng đá không được phổ biến ở quốc gia này bằng bóng rổ và boxing. Ở đấu trường khu vực, họ thường xuyên là kẻ lót đường. Nhưng bắt đầu từ 2010, Liên đoàn bóng đá nước này đã sử dụng triệt để những cầu thủ có gốc Philippines được đào tạo bài bản ở châu Âu.

Anh em nhà Younghusband, Neil Etheridge, Simone Rota, Martin Steuble... cùng hàng loạt nhân tố khác đã nâng cao trình độ của bóng đá Philippines. Xa hơn, họ còn góp phần thay đổi nhận thức của người dân địa phương với môn thể thao vua.

Thành công là điều không thể phủ nhận khi tuyển Philippines đang đứng đầu khu vực Đông Nam Á, liên tục có mặt ở bán kết AFF Cup và đang tràn đầy cơ hội góp mặt ở Asian Cup 2019. Bên cạnh đó, quốc gia này đã xây dựng thành công một giải VĐQG bài bản, chuyên nghiệp để tạo nền tảng vững chắc cho tương lai.

Có thể khẳng định, sử dụng cầu thủ nhập tịch hoặc mang trong mình dòng máu quê hương là xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa bóng đá như hiện nay. Điều quan trọng là phải điều chỉnh để làm sao mang đến lợi ích cao nhất.

Ở châu Á, việc các ĐTQG mạnh sử dụng cầu thủ nhập tịch hoặc lai không phải là hiếm. Tuyển quốc gia Nhật Bản từng cho ra sân Ruy Ramos hay Wagner Lopez. Ở Qatar, quốc gia này nhập khẩu rất nhiều tài năng có gốc Brazil, Uruguay hoặc châu Phi để cải thiện thành tích. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng thành công.

VFF giải thích lý do không gọi cầu thủ nhập tịch lên tuyển Việt Nam

Liên quan tới vấn đề cầu thủ nhập tịch lên tuyển, lãnh đạo VFF khẳng định “giữ gìn bản sắc và hình ảnh dân tộc Việt Nam” mới là ưu tiên số một của tuyển quốc gia.




Nguyễn Đăng

Bạn có thể quan tâm