Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Boeing đổ lỗi cho thương chiến khi đơn hàng lớn vào tay đối thủ

Đối thủ của Boeing vừa đạt thỏa thuận lớn với các hãng hàng không Trung Quốc. Hãng bay Mỹ đã mất nhiều lợi thế do xung đột thương mại và đòn thuế.

Bloomberg đưa tin Airbus Se. vừa đạt các thỏa thuận trị giá 37 tỷ USD với ngành hàng không Trung Quốc. Đó là tin xấu với hãng sản xuất máy bay Mỹ Boeing Co.

Cụ thể, China Southern Airlines Co., Air China Ltd. và China Eastern Airlines Corp. - 3 hãng hàng không lớn của Trung Quốc - vừa đặt mua gần 300 máy bay Airbus. Đây là đơn đặt hàng lớn nhất kể từ khi đại dịch bùng phát.

Trong thông báo mới, Air China và China Southern Airlines cho biết mỗi hãng sẽ mua 96 chiếc A320neo trị giá 12,2 tỷ USD. Trong khi đó, China Eastern Airlines có kế hoạch mua 100 chiếc cùng loại, trị giá 12,8 tỷ USD.

Trong khi đó, các hãng hàng không Trung Quốc và Cathay Pacific Airways (Hong Kong) đang có tổng cộng 142 đơn hàng chưa hoàn thành với Boeing, bao gồm những máy bay mã hiệu 737 MAX, 777X, 787 Dreamliners và 6 phiên bản khác của 777.

Xung dot thuong mai My - Trung anh 1

China Eastern Airlines là một trong các hãng hàng không lớn nhất Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Các hãng hàng không thường phải đặt hàng trước một thời gian dài do thời gian sản xuất lâu. Tuy nhiên, dịch bệnh và tình trạng gián đoạn nguồn cung khiến Boeing và Airbus đều chật vật trong việc giao hàng đúng hạn.

"Boeing vốn là nhà xuất khẩu hàng đầu của Mỹ và có mối quan hệ dài lâu với ngành hàng không Trung Quốc, thật đáng thất vọng khi những khác biệt về địa chính trị tiếp tục hạn chế xuất khẩu máy bay của Mỹ", người phát ngôn của Boeing chia sẻ sau khi Airbus đạt được các thỏa thuận.

Ông cho biết doanh số tăng cao khi hãng hợp tác với Trung Quốc đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn người Mỹ.

Trung Quốc là thị trường quan trọng đối với dòng máy bay mã hiệu 737 của Boeing và A320 của Airbus. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và các đòn thuế khiến Boeing mất nhiều lợi thế.

Xung dot thuong mai My - Trung anh 2

Dây chuyền lắp ráp Airbus A320 tại Thiên Tân, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Theo Reuters, hãng hàng không Mỹ đang cố thúc đẩy một cuộc đối thoại hiệu quả giữa chính phủ Mỹ và Trung Quốc.

Đáp lại những bình luận của Boeing, Thời báo Hoàn Cầu cho biết đây là một “thương vụ bình thường” và nằm trong kế hoạch hợp tác kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu.

Lợi thế của Airbus là nhà máy lắp ráp máy bay ở Trung Quốc. Thêm vào đó, tỷ giá đồng EUR hiện cũng thấp hơn đồng USD khi đổi sang đồng NDT.

Ông George Ferguson và nhóm phân tích của Bloomberg Intelligence đều nhất trí rằng hợp đồng giữa Airbus và các hãng bay Trung Quốc đã nhấn mạnh ảnh hưởng từ "căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ - Trung và sự khó khăn trong việc kiểm duyệt các máy bay 737 MAX".

Vào tháng 3/2019, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên dừng hoạt động của máy bay Boeing 737 MAX sau những vụ tai nạn liên quan đến loại máy bay này. Hiện Boeing 737 vẫn chưa được phép bay lại ở Trung Quốc, dù các nước khác đã dỡ bỏ lệnh cấm.

Mùa hè tồi tệ của các hãng hàng không Mỹ

Tình trạng hỗn loạn vẫn kéo dài tại nhiều sân bay Mỹ. Các hãng hàng không chao đảo vì thiếu nhân viên và thời tiết xấu, dẫn đến hàng nghìn chuyến bay bị hủy.

Giai đoạn tồi tệ của các đại gia công nghệ Tesla, Apple

Các tập đoàn công nghệ lớn như Tesla, Apple vừa trải qua quý tệ nhất trong nhiều năm. Nguyên nhân là những cú sốc như gián đoạn chuỗi cung ứng, lạm phát và lãi suất đi lên.

Hằng Nga

Bạn có thể quan tâm