Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Xây dựng muốn thoái sạch vốn khỏi Tổng công ty Sông Hồng

Bộ Xây dựng sẽ bán đấu giá toàn bộ cổ phần đang sở hữu của Tổng công ty Sông Hồng với giá khởi điểm 10.500 đồng/cổ phiếu, gấp gần 5 lần thị giá hiện tại.

Ngày 22/12, Bộ Xây dựng sẽ tổ chức đấu giá toàn bộ cổ phần đang sở hữu tại Tổng công ty CP Sông Hồng (UPCoM: SHG). Động thái này diễn ra trong bối cảnh Tổng công ty Sông Hồng đang chìm trong thua lỗ kéo dài, nợ gần 2.000 tỷ đồng.

Cụ thể, Bộ Xây dựng sẽ bán hơn 13,2 triệu cổ phiếu SHG đang nắm giữ (tỷ lệ 49,04%) với giá khởi điểm 10.500 đồng/cổ phiếu. Nếu thương vụ thành công, Bộ Xây dựng sẽ thu về hơn 139 tỷ đồng và không còn là cổ đông của Sông Hồng.

Trước đó, Bộ Xây dựng đã phê duyệt kế hoạch chuyển nhượng vốn Nhà nước tại tổng công ty này và hoàn tất phương án chuyển nhượng vốn trước ngày 31/12.

Cuối năm 2020, Bộ Xây dựng cũng từng bán đấu giá toàn bộ số cổ phần nắm giữ tại Sông Hồng với giá khởi điểm 10.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, thương vụ thoái vốn không thành công.

Hiện, cổ phiếu SHG đang giao dịch ở mức 2.200 đồng/cổ phiếu và bị mất thanh khoản do nằm trong diện hạn chế giao dịch vì chậm công bố công tin.

Năm 2019, Tổng công ty Sông Hồng từng trình Bộ Xây dựng phê duyệt hồ sơ thoái vốn Nhà nước để đấu giá một phần vốn Nhà nước. Khi đó, tổng công ty cho biết trong vài năm gần đây, công ty không triển khai được dự án đầu tư cũng như không có hợp đồng thi công xây lắp mới, nên tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh không có cơ hội để phục hồi cả trong ngắn hạn và dài hạn.

TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG HỒNG
Số liệu: BCTC doanh nghiệp
Nhãn20162017201820192020202120226T/2023
Doanh thu thuần tỷ đồng 693188155634244384
Lợi nhuận sau thuế
-187-56-388-73-57-58-178-27

Theo doanh nghiệp, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài trong một thời gian rất ngắn nữa thì tổng công ty chắc chắn phải tuyên bố phá sản và mất toàn bộ phần vốn Nhà nước.

Từ sau cổ phần hóa (năm 2010), Sông Hồng liên tục thua lỗ. Trong nửa đầu năm nay, doanh thu thuần của doanh nghiệp này chỉ đạt gần 4 tỷ đồng, giảm 83% so với cùng kỳ do công ty không có doanh thu từ hợp đồng xây lắp.

Kết quả, tổng công ty lỗ sau thuế gần 27 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên gần 1.293 tỷ. Vốn chủ sở hữu âm 987 tỷ đồng, đây đã là năm thứ 8 liên tiếp âm vốn từ 2016.

Tại thời điểm cuối quý II, tổng tài sản của Sông Hồng đạt 985 tỷ đồng, tiền mặt chỉ còn gần 4 tỷ đồng. Trong khi nợ phải trả là 1.972 tỷ đồng, bao gồm 1.724 tỷ đồng nợ ngắn hạn, số dư vượt quá tài sản ngắn hạn.

Tổng công ty Sông Hồng tiền thân là Công ty Kiến trúc Việt Trì, trực thuộc Bộ Xây dựng. Công ty này đã xây dựng một loạt các công trình lớn như nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), sân bay Sao Vàng (Thanh Hoá), sân bay Nội Bài (Hà Nội)... và các khu chung cư ở Hà Nội như Kim Liên, Giảng Võ...

Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Lý do Hà Nội chưa báo cáo vụ 3 mỏ cát trúng đấu giá cao gấp 141 lần

UBND TP Hà Nội vẫn đang rà soát toàn bộ quá trình lập hồ sơ và tổ chức đấu giá quyền khai thác 3 mỏ cát trên địa bàn dù đã quá thời hạn báo cáo Thủ tướng.

Bộ Công Thương: 98% hộ dân được giảm tiền điện khi áp dụng giá 5 bậc

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, việc thiết kế giá bán lẻ điện cho sinh hoạt theo bậc phù hợp với mức sử dụng điện khác nhau của các hộ dân nhằm khuyến khích dùng tiết kiệm điện.

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá việc tiếp cận tín dụng, thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn. Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội cần thúc đẩy giải ngân.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm