Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Xây dựng đề nghị chủ đầu tư điều chỉnh giá bất động sản phù hợp

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc, đặc biệt về pháp lý. Các doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh giá bán.

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Ảnh: Chí Hùng.

Trong báo cáo phục vụ cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Tổ công tác Thủ tướng sáng 11/3, Bộ Xây dựng đánh giá thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng, Tổ công tác của Thủ tướng cùng các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều chỉ đạo, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

"Thị trường bất động sản đã có những chuyển biến tích cực, vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên thị trường này và các doanh nghiệp vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất lợi trong và ngoài nước", cơ quan quản lý nhìn nhận.

Hơn 400 dự án vẫn vướng pháp lý

Về kết quả triển khai nhiệm vụ của Tổ công tác, Bộ Xây dựng cho biết đã làm việc lần lượt với các địa phương, bao gồm TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Định...

Trong năm 2023, tổ công tác đã nhận được 142 văn bản báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị liên quan đến 191 dự án bất động sản. Theo đó, tổ công tác đã xem xét, xử lý 142 văn bản.

Riêng trong 2 tháng đầu năm, tổ công tác nhận được 4 văn bản cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị liên quan đến 4 dự án bất động sản và đã xem xét, xử lý 4 văn bản.

Tại TP.HCM, tổ công tác đã nhận được 37 văn bản kiến nghị của doanh nghiệp, người dân và đã có 37 văn bản liên quan đến 72 dự án gửi UBND TP và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền.

Theo báo cáo, thành phố đã triển khai giải quyết theo thẩm quyền 33/72 dự án do tổ công tác yêu cầu; đã triển khai giải quyết 44/148 dự án do Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tổng hợp kiến nghị. Hiện, TP đang tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 143 dự án.

Tại Hà Nội hiện có 404 dự án, qua rà soát phân loại khó khăn, vướng mắc, thành phố đã giải quyết 81 dự án đưa ra khỏi danh sách chậm triển khai; 10 dự án đã thu hồi đất, chấm dứt hoạt động; 67 dự án tiếp tục đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Hiện, TP đang tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 246 dự án theo hướng dẫn.

kho khan bat dong san anh 1

Tại Hà Nội vẫn còn 246 dự án gặp vướng mắc đang được tháo gỡ. Ảnh: Việt Linh.

Tại Hải Phòng, báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết thành phố đã giải quyết tháo gỡ được 11/15 dự án có khó khăn, vướng mắc; 4 dự án còn lại đang tiếp tục được tháo gỡ theo quy định.

Tại Cần Thơ, thành phố đang tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 34 dự án, trong đó 22 dự án khó khăn về bồi thường giải phóng mặt bằng; 8 dự án khó khăn về xác định giá thu, tính tiền sử dụng đất.

Tại Bình Định, Bộ Xây dựng cho biết UBND tỉnh đã chỉ đạo giải quyết tháo gỡ khó khăn với 26 dự án (gồm 19 dự án khu đô thị, 7 dự án nhà ở xã hội) và đang tiếp tục tháo gỡ cho 16 dự án.

Bộ Xây dựng đánh giá mặc dù nhiều khó khăn, vướng mắc về mặt thể chế trong các luật mới được Quốc hội thông qua tháo gỡ, tuy nhiên các luật chưa có hiệu lực thi hành dẫn đến chưa giải quyết ngay được các khó khăn, vướng mắc tại thời điểm hiện nay.

Một số địa phương chưa thành lập tổ công tác giải quyết khó khăn theo quy định, chưa tích cực trong việc giải quyết tháo gỡ khó khăn. Việc giải quyết tại nhiều địa phương chủ yếu dừng ở việc chuyển văn bản cho các sở, ngành liên quan xem xét chưa có kết quả giải quyết cụ thể, triệt để.

Ngoài ra, cơ quan quản lý đánh giá vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tổ chức triển khai thực thi pháp luật, như tổ chức, người thực thi pháp luật có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm dẫn đến giải quyết chậm, không dám đề xuất, quyết định; chưa rà soát lập danh mục các dự án nhà ở, bất động sản trên địa bàn để đánh giá cụ thể nguyên nhân...

Doanh nghiệp cần điều chỉnh lại phân khúc, giá bất động sản

Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ Xây dựng cho biết sẽ tập trung, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản trình Chính phủ trong tháng 5.

Đồng thời đẩy mạnh hoạt động của tổ công tác, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thủ tục pháp lý; đôn đốc các địa phương giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản và có văn bản chỉ đạo, hoàn thành trước 30/6.

Đặc biệt, Bộ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến dự án bất động sản.

Riêng đối với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng đề nghị cơ quan này có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản.

"Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư. Đồng thời nghiên cứu điều chỉnh cơ chế hỗ trợ chương trình theo hướng tái cấp vốn", Bộ Xây dựng đề xuất.

Doanh nghiệp bất động sản cần điều chỉnh lại phân khúc, mức giá, phù hợp với thị trường và đảm bảo tính thanh khoản, tạo dòng vốn để duy trì hoạt động và thực hiện dự án.

Bộ Xây dựng

Với các doanh nghiệp bất động sản, Bộ Xây dựng đề nghị chủ động rà soát về thủ tục pháp lý nêu cụ thể các khó khăn, vướng mắc của từng dự án để đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tái cấu trúc, cơ cấu lại danh mục dự án, sản phẩm; chủ động rà soát, cơ cấu lại nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng để tập trung triển khai và hoàn thành dứt điểm từng dự án tránh đầu tư dàn trải, dở dang, đảm bảo phương án trả nợ vay tín dụng và nợ trái phiếu doanh nghiệp.

Đặc biệt, điều chỉnh lại phân khúc, giá bất động sản, phù hợp với thị trường và đảm bảo tính thanh khoản, tạo dòng vốn để duy trì hoạt động và thực hiện dự án.

Đối với các địa phương, Bộ Xây dựng đề nghị thành lập tổ công tác của địa phương để rà soát, nghiên cứu tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án bất động sản trên địa bàn; giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Sáng nay Phó thủ tướng họp với doanh nghiệp bất động sản về luật mới

Cuộc họp có sự tham dự của đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông...

Rút đề xuất mỗi người chỉ được bán, cho thuê tối đa 5 căn nhà/năm

Bộ Xây dựng vừa rút đề xuất mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ chỉ được bán, cho thuê nhà hoặc căn hộ chung cư tối đa 5 căn/năm.

Tập đoàn Phúc Sơn làm ăn ra sao trước khi Chủ tịch bị bắt?

Tập đoàn Phúc Sơn là doanh nghiệp bất động sản với nhiều dự án khủng tại TP Nha Trang, đặc biệt là các dự án BT sử dụng quỹ đất tại khu vực sân bay Nha Trang.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm