Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Tứ phản đối thay đổi hiện trạng bằng vũ lực

Sau cuộc họp của các nhà lãnh đạo nhóm "Bộ Tứ" ngày 24/5, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết 4 nước phản đối mọi nỗ lực nhằm "thay đổi hiện trạng bằng vũ lực".

"Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Australia Anthony Albanese và tôi thừa nhận những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực sẽ không bao giờ được chấp nhận ở bất kỳ nơi đâu, đặc biệt tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết ngày 24/5, sau Hội nghị thượng đỉnh của nhóm Bộ Tứ (Quad) ở Tokyo, theo AFP.

Thủ tướng Nhật Bản cho biết thêm nhóm Bộ Tứ có kế hoạch đầu tư ít nhất 50 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

"Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, chúng tôi tuyên bố đặt mục tiêu đầu tư hơn 50 tỷ USD trong vòng 5 năm tới, để hỗ trợ các dự án ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", Thủ tướng Nhật Bản cho hay.

Bo Tu anh 1

Từ trái sang, Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại hội nghị các nước Bộ Tứ ở Tokyo ngày 24/5. Ảnh: Reuters.

Cùng ngày, Thủ tướng Fumio Kishida cũng cho biết các nhà lãnh đạo của nhóm Bộ Tứ, bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Australia và Ấn Độ, đã bày tỏ quan ngại về cuộc xung đột ở Ukraine trong hội nghị thượng đỉnh ở Tokyo, AFP đưa tin.

Phát biểu tại cuộc họp báo với tư cách là người chủ trì hội nghị thượng đỉnh năm nay, Thủ tướng Kishida cho biết các quốc gia đã chia sẻ quan điểm của họ về tình hình ở Ukraine, và thống nhất không cho phép các bên thay đổi hiện trạng bằng vũ lực ở bất kỳ đâu.

Thủ tướng Kishida cũng khẳng định Nhật Bản ủng hộ hiệp ước an ninh do Mỹ, Anh và Australia thành lập, được gọi là AUKUS, nhưng không có kế hoạch tham gia khuôn khổ này.

Trước đó, các nhà lãnh đạo của nhóm Bộ Tứ đã công bố một nỗ lực mới nhằm duy trì khu vực "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở", với một sáng kiến ​​hàng hải nhằm giúp các nước theo dõi hoạt động đánh bắt bất hợp pháp và giám sát các hoạt động khác trong vùng biển của họ.

Nhóm Bộ Tứ là gì?

Được thành lập năm 2007, nhưng mãi đến những năm gần đây, cơ chế đối thoại an ninh giữa Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia mới hợp tác sâu rộng để đối phó với thách thức từ Trung Quốc.

Bộ Tứ tung sáng kiến hàng hải ngăn tàu Trung Quốc vét cạn cá biển

Quan chức Mỹ cho biết nhóm Bộ Tứ gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia ngày 24/5 sẽ công bố sáng kiến hàng hải nhằm hạn chế đánh bắt cá trái phép tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Hải Linh

Bạn có thể quan tâm