Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen trấn an người Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hôm 12/3 cho biết chính phủ liên bang sẽ không bảo lãnh cho ngân hàng Silicon Valley, nhưng đang tìm cách giúp đỡ những cá nhân gửi tiền.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. Ảnh: Reuters.

Trong cuộc phỏng vấn sáng 12/3, bà Janet Yellen đã cung cấp một số chi tiết về các bước đi tiếp theo của chính phủ Mỹ. Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh tình hình hiện khác nhiều so với cuộc khủng hoảng cách đây gần 15 năm, khi chính phủ phải cứu trợ ngân hàng để bảo vệ toàn ngành tài chính, AP đưa tin.

“Chúng tôi sẽ không làm điều đó một lần nữa. Nhưng chúng tôi quan tâm tới những người gửi tiền, nên đang tập trung cố gắng đáp ứng nhu cầu của họ”, bà nói.

Giữa lúc Phố Wall rơi vào hỗn loạn, bà Yellen đã trấn an người Mỹ rằng sẽ không có hiệu ứng domino sau khi SVB phá sản. “Hệ thống ngân hàng Mỹ thực sự an toàn và được vốn hóa tốt”, bà nói.

Vị bộ trưởng mô tả lãi suất tăng cao là vấn đề cốt lõi với SVB. Nhiều tài sản của ngân hàng, như trái phiếu hoặc chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp, đã mất giá trị thị trường khi lãi suất leo cao. Bà kỳ vọng cơ quan quản lý sẽ xem xét “một loạt lựa chọn khả dụng”, bao gồm cả việc một tổ chức khác mua lại SVB.

“Tôi đã làm việc cả cuối tuần với các cơ quan quản lý ngân hàng để tìm ra chính sách phù hợp giải quyết tình trạng này. Tôi thực sự không thể cung cấp thêm chi tiết vào lúc này”, bà Yellen nói.

Theo Fortune, SVB đã bị giới chức California đóng cửa và giao lại cho Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC) quản lý. Số tiền gửi được bảo hiểm bởi chính phủ liên bang được cho là sẽ có vào sáng 13/3.

FDIC đảm bảo số tiền gửi lên tới 250.000 USD, nhưng có nhiều công ty và cá nhân có nhiều hơn số này trong tài khoản. Có một số lo ngại nhiều nhân viên trên khắp nước Mỹ sẽ không được nhận lương.

SVB - có trụ sở tại California - là ngân hàng lớn thứ 16 của Mỹ. Đây là vụ ngân hàng phá sản lớn thứ 2 trong lịch sử nước này, sau sự sụp đổ của Washington Mutual vào năm 2008.

SVB được coi là đơn vị cho vay hàng đầu đối với các startup công nghệ. Ngân hàng làm việc với gần một nửa các công ty khởi nghiệp được đầu tư mạo hiểm, phần lớn trong lĩnh vực công nghệ và chăm sóc sức khỏe, theo Washington Post.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế

Vì sao ngân hàng Silicon Valley sụp đổ

Nhiều người cho rằng những rủi ro mà ngân hàng Silicon Valley phải đối mặt quá rõ ràng, nhưng giới chức Mỹ đã không hành động cụ thể để giải quyết những hiểm họa này.

CEO OpenAI bỏ tiền túi cứu doanh nghiệp mới sau khi SVB sụp đổ

Nhiều giám đốc điều hành, quỹ đầu tư mạo hiểm và nhà sáng lập công ty công nghệ đang chạy đua hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng nặng nề sau sự sụp đổ bất ngờ của SVB.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm