Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ trưởng Nội vụ: Cán bộ né tránh, sợ sai đang làm cản trở phát triển 

"Chúng ta không thể bao che với các biểu hiện này trong bối cảnh đất nước đang rất khó khăn. Tình trạng này cản trở phát triển kinh tế, xã hội", Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói.

Tình trạng cán bộ, công chức, viên chức làm việc cầm chừng, đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ là nội dung được Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu trong trong phiên thảo luận tổ về kinh tế - xã hội của Quốc hội sáng 25/5.

Đề ra các giải pháp, nữ bộ trưởng cho rằng từ Trung ương đến địa phương, ở đâu có người đứng đầu dám làm, dám chịu trách nhiệm thì ở đó phát triển và "thực tiễn đã chứng minh điều đó".

Né tránh, sợ sai là biểu hiện suy thoái

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết hiện nay có tình trạng không ít cán bộ, công chức, viên chức làm việc cầm chừng, đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ.

Theo bà, đây là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đồng thời vi phạm các quy định theo nghị quyết của Đảng, trước hết là nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Những biểu hiện trên còn vi phạm các quy định của Luật Chính quyền địa phương, Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Cán bộ, công chức.

"Chúng ta không thể bao che với các biểu hiện này trong bối cảnh đất nước đang rất khó khăn, tình trạng như vậy làm cản trở phát triển kinh tế, xã hội. Làm giảm niềm tin của nhân dân với đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính Nhà nước", Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Nội vụ cho biết có 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp. Trong đó, giải pháp hàng đầu là đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Đảng, pháp luật liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị, đặc biệt là trách nhiệm, nhiệm vụ mà công chức phải thực hiện.

“Phải xóa bỏ nhận thức của một bộ phận công chức là ‘không làm thì không sai, thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước tòa”. Đây là nhận thức rất nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn xây dựng công vụ, chức trách nhiệm vụ của cán bộ, công chức”, bà Trà nói và nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay, hơn lúc nào hết phải vượt lên khó khăn, thách thức để thực hiện nhiệm vụ này.

can bo so sai anh 1

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Quochoi.

Cùng quan điểm trên, theo Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng, tình trạng cán bộ né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm làm chậm lại việc giải quyết công việc. Điều này làm khó khăn thêm cho nền kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh GDP quý I năm nay chỉ tăng 3,82% trong khi đó thách thức các quý tới là rất khó khăn bởi để đạt được mục tiêu chung 6,5% cho cả năm.

Hiện, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, công điện, chỉ thị, giải quyết nhiều ách tắc, tháo gỡ nhiều vướng mắc khó khăn để thúc đẩy tăng trưởng.

“Đề nghị đại biểu Quốc hội giám sát luôn ở địa phương mình, để các địa phương nhanh chóng giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế”, ông nói.

Ở đâu người đứng đầu dám làm thì ở đó sẽ phát triển

Về xây dựng và hoàn thiện thể chế, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết hệ thống chính sách có mặt còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn nên quá trình thực thi công vụ cũng sẽ có khó khăn, vướng mắc, nhất là những vấn đề liên quan đầu tư, tài chính, ngân sách, đầu tư công, phát triển doanh nghiệp.

Do đó, việc hoàn thiện thể chế là rất quan trọng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, rà soát bãi bỏ các quy định hoặc thói quen phải xin ý kiến, thỏa thuận, xin chủ trương, thống nhất...

"Chúng tôi đang tập trung rất cao, tham mưu cho Chính phủ để ban hành nghị định về khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Tuy nhiên, việc này vướng rất nhiều quy định của pháp luật", bà Trà thông tin.

Để giải quyết vướng mắc bởi quy định của pháp luật, Bộ trưởng Nội vụ cho rằng cần có Nghị quyết của Quốc hội, nếu không "không thể xé rào, vượt rào thực hiện việc này được". Ngoài ra, Bộ đang nghiên cứu để sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Từ đó xác định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tổ chức.

"Suy cho cùng vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu trong dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và kiên quyết mạnh tay xử lý cán bộ có biểu hiện nêu trên", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Từ thực tiễn, bà Trà cho biết từ Trung ương đến địa phương ở đâu có người đứng đầu dám làm, dám chịu trách nhiệm thì ở đó vẫn phát triển. Thực tiễn đã chứng minh điều đó, ví dụ trong đầu tư công ở một số địa phương đã làm tốt.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.

Xây dựng chuẩn đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Với chủ đề Xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, hội thảo là hoạt động nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII.

Hồng Quang

Bạn có thể quan tâm