Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ trưởng Công an trình Quốc hội dự án Luật Phòng, chống mua bán người

Chiều 7/6, Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Thượng tướng Lương Tam Quang cho biết, Luật Phòng, chống mua bán người được Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/3/2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2012, quá trình triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả tích cực.

Luong Tam Quang anh 1

Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an. Ảnh: Như Ý.

Tuy nhiên, sau 12 năm đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải tiến hành sửa đổi, bổ sung để thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tương thích với điều ước quốc tế; đồng thời, giải quyết những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện.

"Mục đích sửa đổi luật nhằm hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán người, tạo nhận thức thống nhất và đầy đủ về công tác phòng, chống mua bán người trong thời gian tới; nâng cao trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội trong công tác phòng, chống mua bán người, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội", Bộ trưởng Lương Tam Quang nêu.

So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo giữ nguyên số chương, sửa đổi, bổ sung 52/58 điều và xây dựng mới 9 điều, bỏ 1 điều. Trong đó, bổ sung quy định về khái niệm "mua bán người"; sửa đổi, bổ sung quy định về căn cứ xác định nạn nhân và quy định về các nguồn tài liệu, chứng cứ để xác định nạn nhân cùng một số căn cứ khác để xác định nạn nhân. Bên cạnh đó, bổ sung quy định về chế độ hỗ trợ, bảo vệ đối với người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Bộ trưởng Bộ Công an cho rằng, việc bổ sung những quy định này nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng khi tiếp nhận những đối tượng này thực hiện các chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu (ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế, ổn định tâm lý…) cho họ.

Dự thảo luật cũng bổ sung những quy định nâng cao chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân so với quy định của luật hiện hành; gồm: Tất cả nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú được hỗ trợ các khoản chi phí đi lại và tiền ăn để trở về nơi cư trú; được hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh; được hỗ trợ để ổn định tâm lý...

Đồng thời, tất cả nạn nhân được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu; nếu có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh được xem xét cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo các chính sách tín dụng ưu đãi…

"Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền của nạn nhân, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới", Thượng tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh.

Luong Tam Quang anh 2

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: Như Ý.

Mở rộng hơn hành vi mua bán người là phù hợp

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, cơ quan thẩm tra tán thành sự cần thiết sửa đổi và cho rằng, việc làm rõ khái niệm "mua bán người" làm căn cứ để: Xác định rõ các hành vi vi phạm cụ thể, các hành vi cần phòng ngừa; xác định rõ "nạn nhân", "người đang trong quá trình xác định là nạn nhân", trên cơ sở đó đề xuất chính sách, chế độ hỗ trợ cụ thể.

Đồng thời, định hình các chính sách phòng ngừa, biện pháp, công cụ đấu tranh, xử lý phù hợp; làm cơ sở để hoàn thiện pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự để xử lý loại tội phạm này.

"Ủy ban Tư pháp cho rằng, với tư cách là một đạo luật chuyên ngành về phòng, chống mua bán người thì việc mở rộng hơn hành vi mua bán người so với quy định của Bộ luật Hình sự là phù hợp. Điều này phúc đáp yêu cầu thực tiễn trong phòng ngừa và đấu tranh đối với nạn mua bán người, vừa bảo đảm tiệm cận quy định tại các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu rõ.

Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành quy định nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân cần được chăm sóc y tế để phục hồi sức khỏe thì được hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, nạn nhân bị mua bán, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân thường là những người thuộc đối tượng yếu thế, nhiều trường hợp thuộc hộ nghèo, cận nghèo.

Do đó, Uỷ ban Tư pháp đề nghị Cơ quan soạn thảo cân nhắc, bổ sung quy định về việc hỗ trợ nạn nhân bị mua bán được mua bảo hiểm y tế năm đầu tiên và năm liền kề (tương tự như hỗ trợ tiền học phí, tiền mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập) vào dự thảo luật, đồng thời có báo cáo đánh giá tác động về chính sách này.

Trao quyết định bổ nhiệm cho ông Lê Thành Long và ông Lương Tam Quang

Chiều 6/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm trao các quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công an cho ông Lê Thành Long và Thượng tướng Lương Tam Quang.

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nhận thêm nhiệm vụ

Sau khi được phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lương Tam Quang tiếp tục được Quốc hội phê chuẩn là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Tiểu sử tân Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang

Sau khi Đại tướng Tô Lâm thành Chủ tịch nước, Thượng tướng Lương Tam Quang được bầu làm Bộ trưởng Công an nhiệm kỳ 2021-2016.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

https://tienphong.vn/bo-truong-cong-an-luong-tam-quang-trinh-quoc-hoi-du-an-luat-phong-chong-mua-ban-nguoi-post1644295.tpo

Luân Dũng/Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm