Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Thống kê CPI phản ánh đúng xu hướng giá

Giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định chỉ số CPI do Tổng cục Thống kê công bố đã phản ánh xu hướng tăng giá trên thị trường.


Mới đây, một số đại biểu Quốc hội đã đề nghị làm rõ việc đánh giá rổ hàng hóa theo phương pháp tính của Tổng cục Thống kê (TCTK) đã phản ánh chính xác tác động của tăng giá đến đời sống người dân và doanh nghiệp hay không.

Trả lời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết Tổng cục Thống kê điều tra giá tiêu dùng giai đoạn 2020-2025 với năm gốc 2019. Để xây dựng danh mục hàng hóa đại diện sử dụng trong điều tra giá tiêu dùng, Tổng cục Thống kê đã tiến hành khảo sát thị trường của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trên cơ sở kết quả khảo sát, Tổng cục Thống kê loại bỏ những hàng hóa không còn phổ biến và bổ sung thêm hàng hóa mới, phổ biến trong tiêu dùng của dân cư.

Tổng số mặt hàng trong danh mục hàng hóa đại diện giai đoạn 2020-2025 là 754 mặt hàng (tăng 100 mặt hàng so với giai đoạn trước).

Chi so gia tieu dung anh 1

Tổng số mặt hàng trong danh mục hàng hóa đại diện hiện là 754 mặt hàng. Ảnh: Trương Hiếu.

Bên cạnh chỉ tiêu CPI hàng quý, Tổng cục Thống kê còn công bố các loại chỉ số giá khác để phản ánh tính hình giá cả trên thị trường như chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp; chỉ số giá dịch vụ; chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất; chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Bình quân 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 6%, cao nhất trong vòng 10 năm qua; chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa tăng cao nhất kể từ năm 2012 với mức tăng 10,86%...

"Điều này cho thấy doanh nghiệp đang phải chịu sức ép rất lớn về chi phí sản xuất", Bộ nhận định.

Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 10 trong giai đoạn 2018-2022
Nguồn dữ liệu: Tổng cục Thống kê
Nhãn Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
CPI tháng 10 so với tháng trước % 0.33 0.59 0.09 -0.2 0.15
CPI tháng 10 so với cùng kỳ năm trước
3.89 2.24 2.47 1.77 4.3
CPI bình quân 10 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước
3.6 2.48 3.71 1.81 2.89

Bộ khẳng định CPI do TCTK thu thập thông tin, biên soạn và công bố "đã phản ánh xu hướng biến động giá trên thị trường".

CPI bình quân 9 tháng đầu năm được kiềm chế ở mức thấp với tốc độ tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước. Theo Bộ, nguyên nhân chủ yếu là việc đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực từ lạm phát gia tăng đến phát triển kinh tế - xã hội.

"Các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng có tác động lớn tới CPI được kiểm soát giá chặt chẽ", Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết. Chẳng hạn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chủ động đề xuất chưa tăng giá điện trong năm nay dù chi phí đầu vào của ngành này tăng rất cao.

Các địa phương cũng được chỉ đạo thực hiện quản lý giá trên địa bàn. Nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình bình ổn giá, bảo đảm đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân.

Giá thịt lợn bình quân 9 tháng năm nay giảm 15,99% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm giảm CPI chung 0,54 điểm phần trăm.

"Lợi thế chủ động được về lương thực, thực phẩm giúp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam", Bộ nêu.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế.

Lương thực tế của người Việt có thể tăng nhanh thứ 2 thế giới

Do lạm phát trong tầm kiểm soát, mức tăng lương thực tế tại Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc được dự báo nằm trong nhóm cao nhất thế giới vào năm sau.

Giá thuê nhà kéo CPI đến cuối tháng 10 lên 4,3%

Giá thuê nhà tăng trở lại do nhu cầu của người dân tăng cao, cùng với việc một số địa phương tăng học phí năm học mới, đã làm tăng CPI tháng 10.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm