Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Giao thông nói gì về ‘cuộc kết hôn’ của Uber và Grab?

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng không lo việc Grab sẽ độc quyền khi mua lại Uber. Trên thị trường cũng có nhiều đối trọng để tránh Grab độc quyền.

Sáng 30/3, trao đổi với Zing.vn, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông đã chia sẻ quan điểm về việc Grab mua lại Uber tại Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam.

Ông cho rằng quan ngại về việc Grab sẽ độc quyền tại Việt Nam khi mua lại Uber cần phải xem xét thêm. Bộ GTVT chỉ coi Uber, Grab như phương thức kết nối trong vận tải, chứ không phải là loại hình vận tải.

Về phương thức kết nối vận tải, tại Việt Nam cũng đã có nhiều phương thức kết nối đa dạng, thậm chí là không phải sử dụng điện thoại di dộng, kết nối thông qua Facebook… Do đó, có thể nói Uber, Grab có những đối trọng tại Việt Nam, không thể có độc quyền.

bo gtvt noi gi ve uber sat nhap grab anh 1
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông. Ảnh: Văn Chương.

Vị này cũng lưu ý, để có thể khẳng định Grab độc quyền hay không cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau.

"Các quan ngại sẽ được cơ quan Nhà nước xem xét trong đó có cả Bộ Công Thương và Bộ Giao thông vận tải”, Thứ trưởng Đông nói.

Lãnh đạo Bộ GTVT cũng cho rằng trên thị trường, việc doanh nghiệp rời đi hay sáp nhập là hoạt động bình thường, không thể bắt ở lại hay không được sáp nhập. Ông lưu ý nếu các doanh nghiệp vi phạm các điều kiện về cạnh tranh thì lúc đó mình mới có thể xem xét được.

Trao đổi thêm, Thứ trưởng Đông thừa nhận hoạt động của Uber, Grab là hoạt động mới nên quản lý không hề dễ dàng, với cả Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Việc Bộ GTVT sửa đổi nghị định mới thay thế Nghị định 86 nhằm đưa ra điều khoản để quản lý tốt hơn.

“Việc đưa ra quy định chỉ là điều kiện cần, còn xử lý mới là điều kiện đủ, có nghĩa phải quản lý, xử phạt, có hệ thống theo dõi, giám sát…”, ông nói.

Trước đó, ngày 26/3, Grab ra thông báo đã mua lại toàn bộ mảng kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Uber sẽ hoạt động thêm khoảng 2 tuần sau đó sẽ rút lui để đổi lại 27,5% cổ phần tại Grab.

Lo ngại về nguy cơ độc quyền, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã phải gửi công văn hỏa tốc yêu cầu Công ty TNHH Grab Việt Nam báo cáo về vấn đề tập trung kinh tế, mua lại Uber tại Đông Nam Á. Grab phải có công văn trả lời Bộ Công Thương trước ngày 3/4.

Hành trình 5 năm vào thị trường và 'bán mình' của Uber ở Đông Nam Á Từng bùng nổ tại Đông Nam Á từ năm 2013, nhưng chỉ 5 năm sau Uber đã bán lại toàn bộ mảng kinh doanh cho Grab. Nhiều người đánh giá ứng dụng gọi xe này đã không đủ sức cạnh tranh.

Grab ‘một mình một chợ’, tốt hơn hay sẽ thao túng thị trường?

Khi Grab và Uber "về một nhà", cả tài xế và khách hàng đều lo lắng sẽ bị thao túng thị trường. Tuy nhiên, vẫn có người cho rằng cần chờ đợi, có thể Grab sẽ phục vụ tốt hơn.

Tài xế Uber ở Sài Gòn: 'Thu nhập giảm, chẳng ai nói gì với chúng tôi'

Các tài xế phàn nàn tuần trước Uber còn thông báo trấn an họ yên tâm lái xe, doanh thu còn tốt, công ty sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, thế mà nay mọi sự đã lật ngược.

Hiếu Công

Bạn có thể quan tâm