Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Công Thương nhận lại 6 doanh nghiệp Nhà nước từ Ủy Ban quản lý vốn

Những doanh nghiệp này gồm Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Xăng dầu, Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản và Tổng công ty Thuốc lá.

Quy mô vốn Nhà nước tại 6 doanh nghiệp chuyển giao về Bộ Công Thương đạt 800.000 tỷ đồng. Ảnh: Việt Linh.

Tại hội nghị tổng kết Nghị quyết 18 về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Bộ Công Thương, cơ quan này cho biết sẽ tiếp nhận lại chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đối với 6 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp này gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.

Trên thực tế, 6 tập đoàn, tổng công ty này từng thuộc quản lý của Bộ Công Thương, nhưng được bàn giao về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước vào tháng 11/2018. Sau 6 năm, các đơn vị này sẽ chính thức quay về sự quản lý của Bộ Công Thương.

Hiện số vốn Nhà nước tại 6 doanh nghiệp này ước đạt 800.000 tỷ đồng, chiếm 70% vốn Nhà nước trong nhóm 19 tập đoàn, tổng công ty mà Ủy ban nắm giữ.

Ngoài tiếp nhận lại các doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Công Thương dự kiến giảm tối thiểu 15-20% đầu mối tổ chức bên trong.

Bộ Công Thương cũng sẽ kết thúc mô hình tổ chức Tổng cục Quản lý thị trường, đồng thời thành lập Cục Quản lý giám sát thị trường nội địa trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy cơ quan Tổng cục Quản lý thị trường và Vụ Thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, Bộ dự kiến chuyển 63 Cục Quản lý thị trường địa phương về UBND các tỉnh, thành phố và kiến nghị mô hình Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.

Bộ Công Thương sẽ hợp nhất Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và Cục Điều tiết điện lực, tên đơn vị mới sau sắp xếp dự kiến là Cục Điện lực.

Hợp nhất Cục Công Thương địa phương, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Vụ Khoa học và Công nghệ, tên Cục mới sau sắp xếp dự kiến là Cục Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

Đổi tên Vụ Kế hoạch - Tài chính thành Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp. Chuyển chức năng tổng hợp tình hình phát triển công nghiệp và thương mại địa phương của Cục Công Thương địa phương về Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp.

Hé lộ phương án hợp nhất các vụ, cục ở Bộ Công Thương

Phương án sắp xếp tinh gọn bộ máy, cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương giảm từ 28 đơn vị xuống còn 23 đơn vị, tức giảm 17,8% số đầu mối.

TP.HCM chiếm một nửa số website, ứng dụng TMĐT trên cả nước

Đại diện Sở Công Thương TP.HCM cho biết TP đã dần trở thành đầu tàu TMĐT của cả nước với số website, ứng dụng TMĐT chiếm gần 50%, qua đó đóng góp 33% tổng doanh số.

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ tiên tiến, vốn hàng tỷ USD

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ được triển khai từng bước thận trọng với công nghệ tiên tiến, tổng vốn đầu tư dự kiến hàng tỷ USD.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm