Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Biện pháp xét nghiệm 'đột kích' đẩy Hong Kong khỏi làn sóng Covid-19

Chính quyền Hong Kong đạt mục tiêu tham vọng tiêu diệt hoàn toàn Covid-19 sau 6 tháng nhờ áp dụng phương án phòng dịch đặc biệt - "đột kích" xét nghiệm dân cư tại khu vực đặc biệt.

Cho đến nay, Hong Kong đã nỗ lực để ngăn chặn làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19, Strait Times đưa tin ngày 30/5. Theo Cơ quan Thực phẩm và Y tế Hong Kong, sự thành công này không chỉ đến từ những biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt như xét nghiệm hoặc kiểm soát biên giới.

Nhà chức trách hình thành biện pháp mới - giãn cách tạm thời với quy mô nhỏ. Phương án phòng dịch này được gọi là “xét nghiệm trong giới hạn”.

Những ai trong khu vực bị giới hạn sẽ được xét nghiệm virus corona vào ban đêm và quá trình này sẽ kết thúc vào sáng hôm sau.

Kể từ 23/1, chính quyền đã thực hiện 47 cuộc “phục kích” trên toàn đảo - với quy mô 200 tòa nhà và 40.000 cư dân. Việc truy vết như vậy đã giúp Cơ quan Y tế phát hiện ra 22 trường hợp dương tính với Covid-19.

bai hoc xet nghiem nhanh o Hong Kong anh 1

Hong Kong đã kiềm chế tốt làn sóng dịch Covid-19 thứ tư. Ảnh: AFP.

Nhà dịch tễ học Ben Cowling, giáo sư tại Đại học Hong Kong, ước tính rằng cứ 10.000 người được xét nghiệm theo cách này thì “có thể xác định được một số ít các trường hợp không rõ nguồn lây”.

“Rất tốn kém và tốn thời gian để xét nghiệm một số lượng lớn những người ít có khả năng lây nhiễm. Điều này trái ngược với việc truy vết truyền thống”, ông nhấn mạnh.

Mục tiêu của cách thức xét nghiệm này là kiểm tra tất cả các cư dân có liên quan đến ổ dịch trước khi nó hình thành một chuỗi lây bệnh trong các tòa nhà. Cơ quan Thực phẩm và Y tế Hong Kong kỳ vọng “một vài cuộc “phục kích” sẽ không phát hiện ra ca bệnh nào”.

Khi được hỏi về chi phí để duy trì hoạt động, cơ quan này cho biết mỗi lần thực hiện xét nghiệm quy mô hẹp sẽ có sự tham gia của vài trăm người từ các cơ quan chính phủ và cơ quan thực thi pháp luật.

Tiến sĩ Leung Chi Chiu thuộc Hiệp hội Y tế Hong Kong lưu ý hòn đảo này không có đủ cơ sở hạ tầng cộng đồng hoặc năng lực kiểm tra để áp dụng mô hình xét nghiệm đại trà trên diện rộng như ở Trung Quốc đại lục.

Ngoài ra, ông cũng khẳng định đeo khẩu trang, giãn cách xã hội hay rửa tay thường xuyên là nền móng cơ bản để chống dịch hiệu quả. “Vấn đề không nằm ở các biện pháp mà chính quyền đưa ra, nó nằm ở hành vi và ý thức của mỗi người dân sẽ quyết định mức độ lây lan của dịch bệnh”, tiến sĩ nói.

Ông nói thêm rằng các biện pháp giãn cách xã hội tự nguyện sẽ dễ có hiệu quả hơn là “áp dụng hạn chế hà khắc”.

Theo ông, các lệnh cấm và lệnh giới nghiêm cần được thực hiện “trong một khoảng thời gian đủ dài để các biện pháp kiểm soát - xét nghiệm, theo dõi tiếp xúc và tiêm chủng hàng loạt - ngăn chặn sự lây truyền”.

Tính đến ngày 30/5, Hong Kong ghi nhận hơn 11.800 trường hợp mắc Covid-19 và 210 trường hợp tử vong kể từ khi đại dịch quét qua hòn đảo này - con số thấp hơn nhiều so với nhiều khu vực khác tại châu Á.

Hong Kong luôn duy trì tỷ lệ ca bệnh hàng ngày ở mức thấp - từ 0 đến 8 ca bệnh trong tháng 4 - bất chấp quá trình tiêm chủng diễn ra chậm chạp. Khoảng 20% trong số 7,5 triệu người được chích ngừa Covid-19, mặc dù chính quyền đã cung cấp các dịch vụ tiêm chủng tiếp cận dễ dàng từ cuối tháng 2.

Căn nhà 1,4 triệu USD để khuyến khích dân Hong Kong tiêm vaccine

Các trùm bất động sản tại Hong Kong đang tổ chức cuộc rút thăm trúng thưởng chưa có tiền lệ để thúc đẩy việc tiêm vaccine Covid-19. Giải đặc biệt là căn hộ trị giá 1,4 triệu USD.

Dân không chịu tiêm chủng, Hong Kong có 2 triệu liều vaccine chưa dùng

Khi vaccine sắp hết hạn, các chuyên gia y tế đề xuất Hong Kong bán lại vaccine chưa sử dụng hoặc tạm ngừng tiếp nhận chế phẩm này.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm