Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bí thư Thanh Hóa nhận khuyết điểm với dân Sầm Sơn

Kết thúc cuộc đối thoại nhiều giờ với ngư dân Sầm Sơn sáng 7/3, Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến khẳng định chưa thu hồi bến neo đậu thuyền và bà con "cứ đi làm bình thường".

Hơn 10 ngày qua, người dân của Sầm Sơn kéo nhau lên cổng UBND tỉnh yêu cầu để lại cho họ ít nhất 500 m bờ biển giáp ranh giữa xã Quảng Cư và phường Trung Sơn để neo đậu thuyền và thuận tiện cho việc đánh bắt cá. Người dân đề nghị được đối thoại với lãnh đạo tỉnh.

Tình trạng này khiến giao thông một số khu vực bị đình trệ và công an tỉnh đã khởi tố vụ việc người dân tập trung...

doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 1
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến trong buổi đối thoại với người dân Sầm Sơn sáng 7/3. Ảnh: Lê Hiếu.

Theo ngư dân Sầm Sơn, 2 địa điểm neo đậu tàu thuyền mà UBND tỉnh Thanh Hóa dự tính di dời ngư dân tới nhằm phục vụ dự án cải tạo bãi biển thì một nơi có thể “gây nguy hiểm cho bà con”, một nơi quá xa.

Dự án quy hoạch không gian du lịch phía Đông đường Hồ Xuân Hương kéo dài 3,5 km, có tổng vốn 315 tỷ, được tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tháng 10/2015. Nhà đầu tư được lựa chọn Tập đoàn FLC. Theo tiến độ, dự án này phải hoàn thành trước 30/4/2016, để kịp khai thác du lịch mùa hè Sầm Sơn.

Ước tính, vùng dự án ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 4.000 ngư dân.

Trong khi đó, tập đoàn FLC, đơn vị được giao triển khai dự án có thông cáo nêu rõ quan điểm của mình: "Chúng tôi khẳng định, FLC không liên quan gì đến các khiếu kiện khiếu nại của người dân cũng như việc người dân tập trung đông người tại UBND tỉnh Thanh Hóa. Trách nhiệm này thuộc về chính quyền địa phương liên quan đến các chính sách đền bù, hỗ trợ người dân... Tập đoàn FLC nhận mặt bằng sạch từ chủ đầu tư và đang tích cực triển khai dự án".

Cuộc đối thoại của Bí thư Thanh Hóa với ngư dân Sầm Sơn Kết thúc cuộc đối thoại với ngư dân Sầm Sơn sáng 7/3, Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến khẳng định chưa thu hồi bến neo đậu thuyền và bà con "cứ đi làm bình thường".

Trả lời câu hỏi của Zing.vn về quan điểm của cơ quan điều tra trong việc xử lý vụ án Gây rối trật tự công cộng, xảy ra trước trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa, xuất phát từ việc một số ngư dân bức xúc vì quyết định di chuyển bến đậu tàu trên biển, thiếu tướng Trịnh Xuyên – Giám đốc Công an tỉnh cho biết sẽ xem xét, giải quyết vụ việc này một cách thỏa đáng, khách quan. 

“Nếu hành vi của họ cấu thành tội phạm đến mức sẽ xử lý mức đó. Quá trình điều tra vụ án này, Công an Thanh Hóa chưa tạm giữ ai” – ông Xuyên nói.

  • Việc người dân tập trung phản đối ở trung tâm TP Thanh Hóa ngày càng trở nên căng thẳng. Một Phó chủ tịch UBND tỉnh đã đứng ra đối thoại song không giải quyết được vấn đề. Đến ngày 6/3, sau 10 ngày người dân tập trung phản đối, Tỉnh ủy Thanh Hóa thông báo tổ chức cuộc đối thoại giữa Bí thư Trịnh Văn Chiến và bà con ngư dân neo đậu tàu thuyền trên bãi biển Sầm Sơn thuộc xã Quảng Cư và các phường Trung Sơn, Trường Sơn, Bắc Sơn.

    Bà con ngư dân ở các địa phương này là những người bị ảnh hưởng bởi dự án quy hoạch "Không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương". Nhiều lãnh đạo tỉnh và thị xã Sầm Sơn cũng có mặt.

  • Hàng trăm ngư dân bỏ đi biển, đổ về UBND tỉnh Thanh Hóa tập trung phản đối. Mục tiêu của họ là đòi 500 m bờ biển để có nơi neo đỗ tàu thuyền, tiếp tục vươn khơi.

    11 ngày ngư dân Sầm Sơn vây trụ sở UBND tỉnh

    Vụ việc kéo dài và ngày càng trở nên căng thẳng khi ngư dân Sầm Sơn và tỉnh Thanh Hóa chưa tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết nơi neo đỗ tàu thuyền.

  •  Quang cảnh trước buổi đối thoại. Ảnh: Việt Đức.

    doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 2
    doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 3

  • Theo ghi nhận, khuôn viên hội trường diễn ra cuộc họp rộng khoảng 300 m2. Ban tổ chức phân các khu vực ghế ngồi riêng cho ngư dân xã Quảng Cư và các phường Trung Sơn, Trường Sơn, Bắc Sơn. Trong đó, khu vực ghế ngồi dành cho xã Quảng Cư là 50% diện tích. Ba màn hình lớn được chuẩn bị sẵn cả trong lẫn ngoài để người dân dễ theo dõi.

    Phía ngoài, hàng trăm CSGT, Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát trật tự và dân quân đứng bảo vệ trật tự. Một xe cứu thương được điều sẵn ngay lối đi vào Trung tâm Đào tạo cán bộ Thanh thiếu Nhi, phòng trường hợp xấu nhất.

  •  Hàng trăm người dân Sầm Sơn có mặt tại Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Thanh thiếu Nhi từ sớm. Nhiều người mang theo cả con nhỏ. Ảnh: Lê Hiếu.

    doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 4
    doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 5

  • Hội trường 500 ghế chật kín ngư dân cùng vợ con họ từ sớm. Điểm tổ chức đối thoại hết ghế ngồi trong khi dòng người dân đến hội trường Trung tâm đào tạo bồi dướng cán bộ Thanh Thiếu Nhi nối dài. Ảnh: Lê Hiếu.

    doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 6


  • 8h05 – Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa bước vào hội trường Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ Thanh Thiếu Nhi – nơi diễn ra buổi đối thoại. Ảnh: Lê Hiếu.

    doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 7

  • Bí thư tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến trao đổi, hỏi thăm gia đình các ngư dân trước khi vào buổi đối thoại. Video: Phạm Duy.

  • 8h30 – theo ghi nhận của phóng viên Việt Đức, buổi đối thoại bắt đầu trong khi hội trường vẫn chưa ổn định được tổ chức, sắp sếp chỗ ngồi cho ngư dân và người thân họ. Loa phát thanh trong hội trường không đủ nghe những phát biểu khai mạc do tiếng ồn.

  • Theo ông Đỗ Trọng Hưng – Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, buổi gặp mặt để Bí thư cùng các lãnh đạo tỉnh tiếp tục lắng nghe nguyện vọng bà con, chủ bè mủng liên quan đến việc triển khai dự án "Không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương", nhằm tìm được nhận thức chung và thống nhất đưa ra đường hướng phát triển cho Sầm Sơn. Ông Hưng đề nghị người dân đăng ký phát biển liên quan đến bè mùng ở Sầm Sơn, mong bà con giữ trật tự lắng nghe để cùng tìm biện pháp tháo gỡ.

  • Ông Nguyễn Đức Quyền - Phó chủ tịch thường trực UBND dành 10 phút đề trình bày khái quát một số dự án đầu tư phát triển kinh tế, phát triển du lịch ở thị xã Sầm Sơn. Trong khi ông Quyền trình bày, nhiều người dân ngồi dưới ngồi nói chuyện. Theo ông Quyền, Nghị quyết Đảng bộ Thanh Hóa nêu rõ, tỉnh sẽ đẩy mạnh phát triển phát triển du lịch, coi đây là 1 trong 5 trương trình phát triển trọng tâm giai đoạn 2016-20120, trong đó thị xã Sầm Sơn là trọng điểm. Theo ông Phó chủ tịch, Thanh Hóa quyết tâm biến Sầm Sơn từ một điểm du lịch chủ yếu vào mùa hè, chuyển sang du lịch 4 mùa trong năm. Chủ trương tập trung đầu tư sẽ phát triển Sầm Sơn nhanh, mạnh, nâng cao đời sống người dân, trong đó có ngư dân.

    Dự án nâng cấp đường Hồ Xuân Dương từ khu vực làng chài đến chân đền Độc Cước, dự kiến hoàn thành trước 30/4/2016, phục vụ mùa hè Sầm Sơn du lịch 2016. Sau khi hoàn thành dự án, nhà đầu tư kinh doanh trong phạm vi ki ốt, phục vụ tắm biển. UBND quản lý toàn bộ công trình công cộng như bãi tắm, bãi biển, vườn hoa cây xanh. Người dân Sầm Sơn tiếp tục đăng ký kinh doanh các ngành du lịch. "Biển Sầm Sơn là biển chung cho du khách, người dân và ngư dân, không giống như thông tin bà con cho rằng giao cho nhà đầu tư quản lý 2-3 km bờ biển. Nhà đầu tư chỉ quản lý công trình họ đầu tư, còn biển, bãi biển, công trình công cộng là trách nhiệm quản lý nhà nước. Mọi người dân cùng được sỡ hữu", ông Quyền nói.

  • Theo báo cáo UBND Sầm Sơn, trên địa bàn Quảng Cư và 3 phường có 705 bè, mủng của ngư dân làm nghề khai thác cá biển. Theo ông Quyền, trong số này chủ yếu là bè, mảng công suất nhỏ, 8-20 CV. Trong khi đó, Trung ương đã có chủ trương hạn chế, cấm khai thác các tàu khai thác ven bờ công suất dưới 30 CV. Tỉnh không cho tàu cá công suất dưới 30 CV, khai thác trái phép gần bờ. 

    Ông Phó chủ tịch cho rằng tàu công suất thấp khai thác gần bờ ở Thanh Hóa nhiều, do tỉnh chưa có chính sách cho bà con chuyển đổi. Nếu người dân nghĩ đây là cấm dân ra biển thì không phải. "Chúng ta cần làm rõ đánh bắt thủy sản của 6 huyện ven biển còn nhiều bất cập, trong đó có Sầm Sơn. Một số ngư dân đang dùng kích điện, mắt lưới nhỏ, thuốc nổ hủy hoại thủy sản", ông Quyền nói.

    Để ổn định sản xuất, UBND tỉnh có QĐ 705 về ban hành cơ chế chính sách cho các xã, phường có ngư dân bị ảnh hưởng dự án cải tạo đường Hồ Xuân Hương. Đây là chính sách đặc thù áp dụng riêng cho thị xã Sầm Sơn, trên địa bàn 3 phường và xã Quảng Cư. 

    Ảnh: Lê Hiếu.

    doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 8
    Ông Nguyễn Đức Quyền. Ảnh: Lê Hiếu.

  • Ông Quyền nhắc lại các chủ trương hỗ trợ, trong khi ở dưới người dân tiếp tục bàn tán, hội trường mất trật tự. Mọi người quay ra nói chuyện với nhau, rủ nhau về trong khi ông Phó chủ tịch đọc báo cáo

    Có ngư dân nói vọng lên: “Vậy là tỉnh vẫn kiên quyết dẹp bai?”. Ảnh: Lê Hiếu.

    doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 9

  • Theo bà Ngân, một người dân vùng ảnh hưởng dự án cải tạo bãi biển: Chính quyền đề nghị tàu thuyền công suất 30 CV trở lên mới được đánh bắt nhưng tôi nghĩ ai có tiền đóng tàu to thì đi đánh cá lớn. Ai ít tiền, đóng tàu bé đi gần bắt cá bé. Nhưng thu nhập thuyền to và thuyền bé thu lời kinh tế như nhau. Thuyền to mỗi ngày thu 10.000 đồng, nhưng phải chi 8.000 đồng, chỉ lãi được 2.000 đồng. Thuyền bé chúng tôi kiếm 5.000 đồng, cũng bỏ túi 2.000 đồng. Chúng tôi có thuyền bé, cuộc sống chúng tôi không nghèo, vẫn có nhà 2 tầng. Sự cố rủi ro trên biển thì thuyền bé thuyền to đều gặp phải. Không cho chúng tôi đi thuyền bé thì chúng tôi làm nghề gì được? Như người có tiền mua ôtô to, ít tiền đi xe máy bình đẳng cả thôi.

    Bà vừa dứt lời, nhiều ngư dân vỗ tay liên hồi.

  • Nhiều người dân đăng ký phát biểu. Ảnh: Lê Hiếu.

    doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 10


  • Ông Nguyễn Đức Kỳ, phường Trung Sơn phát biểu yêu cầu lãnh đạo tỉnh giữ lại 500 m bờ biển kéo dài từ khu FLC đến đền Độc Cước cho dân yên tâm làm ăn.

    doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 11

    Anh Vũ Đình Chiến, phường Trường Sơn cho biết, cả nhà anh bám biển, nếu di dời người dân đi địa điểm khác, sẽ rất khó khăn trong làm ăn, ổn định kinh tế. "Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương phát triển kinh tế nhưng phải đặt lợi ích nhân dân lên đầu", anh Chiến nói.

    doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 12

  • Anh Cao Sĩ Hải, phường Trung Sơn nói: "Ngày xưa ông cha bám biển, giữ bằng được biển, tại sao bây giờ lại lấy biển của người dân?". Anh đặt câu hỏi: "Việc cho FLC đầu tư kinh doanh chiếm hết ngư trường của người dân, liệu có lợi ích nhóm trong đó?"

    doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 13

  • Phía ngoài sân hội nghị và hàng rào của nơi diễn ra cuộc đối thoại, hàng trăm ngư dân trật tự theo dõi. Ảnh: Nguyễn Dương.

    doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 14

  • Theo ghi nhận của phóng viên Nguyễn Dương, sau gần 2 giờ, nhiều người ở ngoài hội trường tỏ ra mệt mỏi. Ai cũng tỏ ra lo lắng và hy vọng người đứng đầu tỉnh Thanh Hóa sẽ giải quyết được nguyện vọng của dân là giữ lại 500 m bãi biển. Ngư dân Lê Văn Tâm (43 tuổi, phường Trung Sơn) chia sẻ, loa ngoài phát to, anh và mọi người nghe rõ cuộc đối thoại bên trong. "Nhiều bà con trình bày dài quá. Nói đi nói lại cũng chỉ là yêu cầu được để lại một đoạn bãi biển để neo đỗ tàu thuyền. Chúng tôi đã phản ánh vấn đề này rất nhiều. Hôm nay có Bí thư Tỉnh đến đây, tôi rất phấn khởi và đi sớm. Tuy nhiên, tôi không quá hy vọng yêu cầu sẽ được giải quyết", anh Tâm giọng buồn.

    Ngư dân này cũng chia sẻ, 10 ngày qua, anh nghỉ hẳn đi biển để cùng bà con tập trung ở UBND tỉnh thể hiện bức xúc và phản đối chính quyền giao hẳn bãi biển cho Tập đoàn FLC xây dựng. Gia đình anh có bố đi biển, con trai cũng đi, nghề biển đã nuôi sống cả gia đình lâu nay.

  • Trong hội trường, nhiều người dân bày tỏ phấn khởi khi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy về Sầm Sơn để nắm tình hình địa phương. Các ngư dân cho rằng tỉnh nên xem xét quyết định xóa bỏ các tàu đánh cá công suất dưới 20 CV. 

    Về dự án nâng cấp đường Hồ Xuân Dương từ khu vực làng chài đến chân đền Độc Cước do FLC thực hiện, ngư dân Sầm Sơn đề nghị: "Nếu FLC xây dựng mà không lo được cho ngư dân thì tỉnh nên xem xét bỏ nhà đầu tư này, thông báo cho người dân địa phương để người dân đóng góp đăng xây ki-ốt ven biển, chắc chắn đẹp không kém gì FLC. Xây dựng các dự án lớn chúng tôi không làm được, nhưng vài dự án nhỏ thì dân Sầm Sơn làm tốt. Còn vì xây vài ki-ốt mà ép người dân phải chuyển đi là không được" – ngư dân nói.

    Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng kiến nghị địa phương cho người dân giữ lại 1.000 m bờ biển để để neo đậu thuyền, phục vụ mưu sinh.

  • Nhận được 13 ý kiến chất vấn, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến cho rằng, các câu hỏi cơ bản trùng nhau nên gom lại các nguyện vọng người dân. "Tôi biết miền biển bà con rất hăng hái, nên đóng góp cho tỉnh rất tốt. Thứ nhất: Về quy hoạch cho bãi biển Sầm Sơn đẹp, phải chú ý đời sống người dân, thương dân. Thứ hai, để lại bãi biển Sầm Sơn từ 300-1.500 m. Thứ ba, bà con đề nghị trong thời gian qua, một số ngư dân con nhận thức chưa đúng, có vi phạm về pháp luật khi tham gia biểu tình nên đề nghị các cấp chính quyền giơ cao đánh khẽ", ông Chiến tổng hợp lại.

    Với 3 nội dung này, ông Chiến yêu cầu bà con vỗ tay để biểu quyết chủ đề trả lời.

    "Tôi người là lãnh đạo cao nhất của tỉnh, khi nghe bà con vỗ tay, giơ tay biểu quyết, tôi sẽ tập trung những cái đó. Những cái khác không đại diện cho tập thể, nên tôi sẽ tiếp tục lắng nghe", ông nói và đề nghị người dân tập trung nghe, ngồi nghe đến cuối buổi mới về, nếu nghe xong chưa thỏa mãn thì cứ kiến nghị tiếp.

    Ảnh: Lê Hiếu.

    doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 15

    Người dân Sầm Sơn giơ tay biểu quyết chủ đề trả lời của Bí thư Tỉnh ủy. Ảnh: Lê Hiếu.

    doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 16

  • Người đứng đầu đảng bộ Thanh Hóa nhìn nhận, việc xảy ra như mấy ngày qua là đáng tiếc. "Tôi với tư cách người đứng đầu tỉnh nhận thấy mình có khuyết điểm, trách nhiệm với ngư dân Sầm Sơn", ông Chiến nói.

    Theo ông, những ngày qua ông nghe nhiều thông tin hoàn tài sai sự thật để kích động. Trong khi đó, một bộ phận người dân chưa được tuyên truyền đã kéo lên cơ quan của tỉnh và thị xã Sầm Sơn. "Đây là điều vi phạm pháp luật. Tôi với tư cách người đứng đầu chính quyền khẳng định bờ biển của đất nước ta, người dân ta, trong đó có Sầm Sơn. Nhưng biển, bờ biển phải được quản lý bằng các quy định hiện hành, bằng quy hoạch, chú ý đến sự phát triển đi lên của Sầm Sơn và lợi ích của người dân", ông Chiến chia sẻ.

    "Không có chuyện tỉnh thu biển, thu bờ để giao cho bất cứ một doanh nghiệp nào – không có chuyện đó. Vì làm như vậy là trái với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước", Bí thư Trịnh Văn Chiến nói.

  • Trước hàng trăm người dân, Bí thư Thanh Hóa khẳng định: Sầm Sơn là bãi biển đẹp của cả nước, nhưng tiếc thay chúng ta khai thác chưa thực sự hiệu quả tiềm năng của nó. Do vậy tỉnh có chủ trương cải tạo nâng cấp đường Hồ Xuân Hương và bờ biển phía đông đường, để đưa Sầm Sơn thành bãi biển đẹp nhất cả nước. Hình ảnh của Thanh Hóa có tốt đẹp hay không, thì hình ảnh của Sầm Sơn là hết sức quan trọng. Vì vậy trong những năm qua tỉnh đầu tư ngân sách 3.300 tỷ đồng, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư 10.000 tỷ đồng. Nhiều địa phương ganh tỵ trước sự đầu tư dành cho Sầm Sơn.

    "Nhìn thấy giá đất Sầm Sơn tăng nhanh, khách đông, nhiều dịch vụ phát triển. Con cá, con ngao, con tôm của ngư dân bán được giá hơn, nâng cao thu nhập người dân. Quan trọng là Sầm Sơn đang là du lịch một mùa thành du lịch 4 mùa, bà con sẽ liên tục bán được sản phẩm. Nhiều người dân hy sinh lợi ích của mình để cho sự phát triển của thị xã. Tôi từng nghe chuyện một hộ gia đình có người nhà bị mất còn làm thủ tục đưa ma nhanh để bàn giao mặt bằng cho Nhà nước. Việc làm này cao đẹp không những cho Sầm Sơn và cả Thanh Hóa chúng ta", ông Chiến nói.

  • Lý giải về chủ trương cải tạo bãi biển, ông Chiến dẫn ra bài học của Hạ Long (Quảng Ninh), Cửa Lò (Nghệ An)... Theo ông, các tỉnh đều làm cả chục năm trước trong khi Thanh Hóa giờ mới triển khai. Riêng phần đền bù, hỗ trợ cho người dân, ít địa phương có song Thanh Hóa đã ban hành chính sách ưu đã cao hơn rất nhiều quy định thực tế.

    "Rất ít bà con muốn nhận tiền, còn phần lớn, do một bộ phận tác động, níu kéo nên chưa nhận tiền. Hiện, cơ bản bà con chưa đồng tình với chủ trương chính sách của tỉnh", ông Chiến nói và liên tục nhắc người dân bình tĩnh, bà con trật tự. Ông Khẳng định, chủ trương của Chính phủ và tỉnh là đúng, nhưng một bộ phận bà con chưa thông.

    Ngay lập tức, hàng chục người dân tham gia đối thoại phản đối và cho rằng "ông Bí thư phải nói chủ trương là đúng, nhưng toàn bộ bà con chưa thông".

    Sau mỗi câu người dân “chỉnh” Bí thư nói lại, ông Chiến đều phát biểu theo yêu cầu, đề nghị của bà con.

  • Người đứng đầu chính quyền tỉnh chia sẻ thêm, chủ trương cải tạo bãi biển có từ lâu, nhưng chính sách mới ban hành từ 1/3, tức là mới được một tuần. "Vì ngắn quá nên bà con chưa hiểu hết", ông Chiến nói.

    Nhắc nhở "bà con trật tự", ông Chiến cho hay, để chuẩn bị cho buổi đối thoại, ông đã yêu cầu Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh rà lại rà lại các văn bản chỉ đạo, xem bao nhiêu văn bản về di dời bến thuyền. "Tỉnh có 3 văn bản, UBND tỉnh có 1 văn bản, nhưng tuyệt đối không có văn bản nào nói rõ ngày nào, tháng nào, năm nào phải di chuyển. Trong 2 văn bản của Tỉnh ủy, có 2 văn bản đề nghị thị ủy Sầm Sơn xây dựng chính sách. Còn thông báo số 01 ngày 2/10/2015, thường trực Tỉnh ủy có chỉ đạo giao cho thị ủy, UBND thị xã Sầm Sơn tìm, xây dựng cơ sở hạ tầng bến mới, tạo điều kiện cho ngư dân neo đậu bè, mủng. Vận động ngư dân, thuyết phục khi nào người dân thông mới di dời", ông Chiến dẫn giải.

  • Chốt lại phần trình bày, ông Chiến khẳng định: "Bà con nào thống nhất chủ trương của tỉnh thì nhận tiền và thực hiện theo quyết định nêu trên (hiệu lực tháng 4/2016). Bà con nào vì nhiều lý do khác nhau, chưa thông, vẫn làm bình thường như lâu nay. Bà con vẫn đi thuyền, đi mủng bình thường".

    Riêng với thị xã Sầm Sơn, ông yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháo luật đảm bảo cuộc sống bình yên cho người dân, điều tra, xử lý cá nhân vi phạm theo quy định của nhà nước. "Tôi đề nghị bà con, người nào tìm được văn bản nào chỉ đạo ngày giờ đề nghị bà con di chuyển bến thuyền thì gửi cho tôi, tôi sẽ xử lý người chỉ đạo", ông Chiến cam kết.

    doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 17

  • "Cái tôi gom lại đã giải quyết hết thắc mắc với bà con. Đề nghị bà con thực hiện tốt", ông Chiến kết thúc phần phát biểu và định rời khỏi hội trường. Tuy nhiên, hàng trăm người dân bày tỏ sự không đồng ý, tiếp tục đặt câu hỏi. Dù đề nghị bà con viết ra giấy để gửi lại tập hợp, song cuối cùng Bí thư Thanh Hóa buộc phải trở lại bục phát biểu, chốt lại ý kiến: "Bà con trật tự để tôi nói lại" – ông Chiến nhắc đi nhắc lại nhiều lần - "Vậy thế này nhé, lúc trước bà con xin 1,5 km bờ biển, nhưng tỉnh không có ý kiến. Vậy đương nhiên bà con cứ làm như lâu nay thôi. Bà con thấy vậy đã thoải mái chưa?" 

    Theo Bí thư Thanh Hóa, vì di dời bến thuyền là chủ trương của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp nhưng trong điều kiện dân chưa đồng tình thì cứ làm bình thường.

    Sau khi nghe tiếng vỗ tay lớn, ông Chiến nói: "Tốt rồi, vậy mời bà con về nhé. Chúc bà con bội thu". Ông Chiến dứt lời trong tiếng hô vang, vỗ tay của người dân.

    Ảnh: Lê Hiếu.

    doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 18

  • Ở phía ngoài, dù ra về nhưng nhiều ngư dân vẫn đứng lại bàn tán với vẻ mặt lo lắng. Đa số họ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định này của người đứng đầu tỉnh Thanh Hóa. "Ông Bí thư bảo dân về vẫn đi biển bình thường. Bình thường đi là như thế nào, đi đến khi nào. Chính sách thu hồi biển giao cho FLC thì đã có và họ vẫn đang triển khai. Mọi việc vẫn chưa rõ ràng, tôi có sẽ tiếp tục đi biển nhưng chưa thể an tâm được" - ngư dân Cao Văn Năm (45 tuổi, phường Bắc Sơn) chia sẻ.

  • Một trong những người trực tiếp đặt câu hỏi, ngư dân Vũ Đình Chiến, cảm ơn Bí thư Thanh Hóa đã trả lời thấu đáo cho người dân. Ảnh: Lê Hiếu.

    doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 19

  • Ngay sau buổi đối thoại, trả lời câu hỏi của Zing.vn về quan điểm của cơ quan điều tra trong việc xử lý vụ án Gây rối trật tự công cộng, xảy ra trước trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa, xuất phát từ việc một số ngư dân bức xúc vì quyết định di chuyển bến đậu tàu trên biển, thiếu tướng Trịnh Xuyên – Giám đốc Công an tỉnh cho biết sẽ xem xét, giải quyết vụ việc này một cách thỏa đáng, khách quan. 

    “Nếu hành vi của họ cấu thành tội phạm đến mức sẽ xử lý mức đó. Quá trình điều tra vụ án này, Công an Thanh Hóa chưa tạm giữ ai” – ông Xuyên nói.


Nhóm phóng viên

Bạn có thể quan tâm