Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bí mật của lá atisô

Trong khi hầu hết mọi người đều kì thị vị đắng, các nhà thảo dược học bị ám ảnh với nó và coi nó là một trong những vị quan trọng để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Cây atisô. Ảnh: Rosalee de la Forêt.

Một trong những bí mật mang lại ích lợi của lá atisô là vị đắng của nó. Trong khi hầu hết mọi người đều kì thị vị đắng, các nhà thảo dược học bị ám ảnh với nó và coi nó là một trong những vị quan trọng để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Cho hệ tiêu hóa

Làm thế nào một vị đắng lại có lợi cho tiêu hoá? Vị đắng rất kích thích. Nó không chỉ khuấy động các nụ vị giác mà còn kích thích toàn bộ hệ tiêu hóa của chúng ta.

Cơ thể ta ghi nhận vị giác như một chất độc tiềm năng. Kết quả là khi cảm nhận được vị đắng, các hệ thống trong cơ thể tăng cường cảnh giác toàn bộ và dịch tiêu hóa bắt đầu tiết ra để ức chế bất kì chất độc nào đi vào cơ thể. Khi bạn nếm các thức ăn và thảo dược đắng thường xuyên, hệ thống bên trong bạn tăng tốc và sẵn sàng chiến đấu.

Không có những vị mạnh như vậy, hệ tiêu hóa có thể trở nên trì trệ và chậm chạp, kết quả là ợ hơi, chướng bụng, táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác. Nói cách khác, chúng ta cần ăn vị đắng hàng ngày để có hệ tiêu hóa tốt.

Các nhà thảo dược học xếp lá atisô vào nhóm vừa lợi mật vừa thông mật. Lợi mật kích thích việc sản xuất mật trong gan và thông mật kích thích sự giải phóng mật từ túi mật. Mật là thứ giúp cơ thể bạn bẻ gãy, hấp thụ chất béo và nó cũng là một phần quan trọng trong hệ thống thải độc của cơ thể. Vì điều này, lá atisô được khuyên dùng đặc biệt khi ai đó gặp chứng khó tiêu hóa thức ăn nặng và nhiều chất béo.

Bằng cách kích thích toàn bộ hệ thống tiêu hóa, lá atisô có thể tăng cường hệ tiêu hóa theo nhiều cách. Nó kích thích miệng bạn tiết nước bọt, giúp bẻ gãy carbonhydrate. Đến lượt mình việc này lại kích thích các enzyme tiêu hóa trong dạ dày. Lá atisô thậm chí còn kích thích các enzyme tiêu hóa trong tụy.

Dòng chảy của tất cả chất dịch tiêu hóa này ra hiệu cho ruột kết thực hiện nhịp nhu động của nó, giúp bạn tránh táo bón và ruột chuyển động thường xuyên.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu tác động tích cực của lá atisô trên những người có vấn đề thường gặp ở hệ tiêu hóa và cả bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

Một nghiên cứu chia 244 người bị khó tiêu chức năng (khó chịu ở bụng trên) thành hai nhóm. Một nhóm nhận được lá atisô còn nhóm kia nhận thuốc danh nghĩa. Sau sáu tuần, những người dùng lá atisô có chỉ số kiểm tra các triệu chứng tiêu hóa tốt hơn đáng kể.1 Các nhà nghiên cứu cũng khảo sát bệnh nhân bị kích thích ruột có dùng lá atisô, và 96 phần trăm đáp lại rằng lá atisô công hiệu tốt hơn hay ngang bằng các loại trị liệu họ từng thử.

Cho sức khỏe của gan

Lá atisô kích thích tạo mật trong gan và là một đồng minh mạnh mẽ của cơ quan thải độc này. Các nhà khoa học đã xác định được hai thành phần trong lá atisô có khả năng bảo vệ lá gan. Thứ nhất là cynarin, chỉ được tìm thấy trong atisô. Chất kia là silymarin, thành phần nổi tiếng trong cây kế sữa, một loại thảo mộc tốt cho gan khác. Nó đã được dùng để bảo vệ con người khỏi nhiễm độc gan do ăn phải nấm độc.

Atisô cũng rất giàu chất ôxy hóa, điều này càng tăng phần bảo vệ cho lá gan. Ăn và dùng lá atisô thường xuyên có thể giúp bảo vệ gan chống lại các hóa chất tìm thấy trong môi trường quanh bạn (chẳng hạn như các chất độc, thuốc trừ sâu).

Cholesterol và huyết áp cao

Christophe Bernard, nhà thảo dược học và sáng lập viên trang Altheaprovence.com đã viết: “Atisô là một thảo mộc bảo vệ gan cũng như giảm tỉ lệ mỡ rất đáng tin cậy. Nó là một trong những thảo dược tôi luôn tìm tới cho những người phải chịu các hội chứng trao đổi chất với tỉ lệ cholesterol và triglyceride cao. Và nghĩ mà xem - thế giới trồng loại cây mập mạp này chỉ để lấy vài bông hoa cho lên bàn ăn. Thế còn phần thân to lớn và lá của nó thì sao? Bị vứt đi. Chà, phải dừng ngay! Hãy đưa chỗ lá ấy cho các nhà thảo dược học, chúng tôi sẽ chăm sóc những lá gan mệt mỏi của các bạn".

Trong khi các nhà thảo dược học đã sử dụng atisô và lá atisô từ lâu để hỗ trợ gan cũng như cải thiện tiêu hóa, các nhà nghiên cứu đã xác thực xa hơn rằng lá atisô còn tốt cho tim mạch nữa. Chiết xuất từ lá atisô đã cho thấy có thể giảm mức cholesterol cao và giảm huyết áp cao nhẹ. Tuy người ta còn chưa biết đến cơ chế chính xác, điều này có thể là do khi gan được trợ giúp, toàn bộ cơ thể cũng trao đổi cholesterol tốt hơn. Vì hầu hết mức độ mất cân bằng cholesterol đều do viêm nhiễm hệ thống và biến chứng kháng insulin mà ra, một cách khác để atisô hoạt động có ích là thành phần chất chống ôxy hóa cao của nó, giúp kiềm chế viêm nhiễm.

Trong một thử nghiệm lâm sàng mù đôi, dùng thuốc danh nghĩa có kiểm soát, 46 người có mức cholesterol cao được đưa cho chiết xuất lá atisô. Sau tám tuần, những bệnh nhân này đã cải thiện đáng kể chỉ số mỡ, bao gồm tăng HDL (cholesterol “tốt”), giảm LDL (cholesterol “xấu”) và tổng huyết thanh cholesterol.

Thảo mộc hiếm khi chỉ có một lợi ích và điều này cũng đúng với atisô và sức khỏe tim mạch. Các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng nước ép atisô có thể cải thiện chức năng nội mô ở người trưởng thành có mức cholesterol hơi cao.5 Chức năng nội mô bị hổng là một trong những giai đoạn đầu tiên của bệnh xơ vữa động mạch.

Rosalee de la Forêt / Huy Hoàng và NXB Thanh Niên

SÁCH HAY