Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bí ẩn lời nguyền chết chóc đeo bám nhà Kennedy

Nắm trong tay danh vọng và quyền lực chính trị nhưng gia tộc Kennedy phải chịu một lời nguyền chết chóc đeo bám hàng chục năm qua.

Ba anh em trong gia đình của Tổng thống Kennedy, trong đó có hai người qua đời vì bị ám sát. Ảnh: CNN
Ba anh em trong gia đình của Tổng thống Kennedy (John, Robert và Edward (hay Ted)), trong đó hai người qua đời vì bị ám sát. Ảnh: CNN

Ngoài vụ ám sát Tổng thống John F.Kennedy chấn động vào tháng 11/1963, lịch sử ghi nhận rất nhiều người mang họ Kennedy, hoặc có liên quan trực tiếp đến nhà Kennedy, thiệt mạng từ năm 1944 đến năm 2012. Nhiều người chết trẻ, bị ám sát, bỏ mạng trong tai nạn máy bay hoặc kết thúc cuộc sống bi thảm vì bệnh tật.

Toàn cảnh vụ ám sát Tổng thống Kennedy qua ảnh

Ngày 22/11/1963, thời điểm vị tổng thống trẻ nhất lịch sử nước Mỹ, John F. Kennedy, đến thăm thành phố Dallas ở bang Texas cũng chính là ngày định mệnh mà ông rời xa cõi đời.

Khẩu súng được dùng để ám sát ông Kennedy

51 năm về trước, viên đạn 6,5x52 mm do Lee Harvey Oswald bắn ra từ khẩu súng trường Carcano đã cướp đi sinh mạng vị tổng thống thứ 35 của Mỹ.

Những cái chết ám ảnh

Mở đầu chuỗi thảm kịch là trường hợp qua đời bất ngờ của ông Joseph P. Kennedy Jr., anh trai của Tổng thống Kennedy. Ông Joseph thiệt mạng khi đang trong nhiệm vụ oanh tạc bí mật tại Anh, giai đoạn Thế chiến thứ 2, vào ngày 12/8/1944. Khi đó, ông mới 29 tuổi và chưa lập gia đình.

Bốn năm sau, Kathleen Kennedy, em gái của Tổng thống Kennedy thiệt mạng trong một tai nạn máy bay tại Pháp vào ngày 13/8/1948. Trước đó, Kathleen kết hôn cùng con trai và là người thừa kế của Công tước xứ Devonshire.

5 năm kể từ vụ ám sát Tổng thống Kennedy, người em trai của ông, Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy, cũng thiệt mạng vì lý do tương tự. Ông Robert sinh năm 1925 và từng giữ chức Bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ của ông Kennedy. Sau này, ông là thượng nghị sĩ đại diện bang New York. Tuy nhiên, vào ngày 5/6/1968, ông bị ám sát khi đang trong một chiến dịch tranh cử ở Los Angeles.

Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy, em trai cố tổng thống Kennedy, bị ám sát trong buổi vận động tranh cử năm 1968. Ảnh: CNN
Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy, em trai cố tổng thống Kennedy, bị ám sát trong buổi vận động tranh cử năm 1968. Ảnh: CNN

Năm 2009, Thượng nghị sỹ Edward Kennedy (tên thân mật là Ted Kennedy), em trai út cựu Tổng thống Kennedy, qua đời ở tuổi 77 vì bị khối u trong não. Tin tức này khiến người dân Mỹ chấn động. Ông Ted Kennedy được xem là một trong những nghị sĩ hoạt động hiệu quả nhất trong nhiều thập niên qua. Tạp chí Time từng bầu ông là một trong 10 thượng nghị sĩ xuất sắc của Mỹ.

Không chỉ anh, em ruột mà "tử thần" cũng chẳng buông tha cho con của Tổng thống Kennedy. Con gái đầu lòng của vợ chồng tổng thống Mỹ, bé Arabella, qua đời năm 1956 khi còn trong bụng mẹ. Người con thứ 4, bé Patrick, sinh non hôm 7/8/1963 và mất chỉ sau 2 ngày chào đời vì hội chứng khó thở. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng sự mất mát này kéo vợ chồng Kennedy xích lại gần hơn.

Ít năm sau khi phu nhân Jacqueline từ trần (năm 1994), người con trai duy nhất còn sống sót, ông John Kennedy Jr., tử nạn trong chuyến bay định mệnh ngày 16/7/1999 khi mới 39 tuổi. Người vợ Carolyn và chị dâu law Lauren Bessette cũng chịu chung số phận trong chuyến bay. Khi đó, báo Guardian xuất bản ngày 23/7/1999 mô tả cái chết của ông John không chỉ là mất mát của riêng gia đình Kennedy, mà cả nước Mỹ như mang chung nỗi đau.

Một người dân khóc và cầm ảnh của John F. Kennedy Jr., con trai duy nhất của cố Tổng thống Kennedy, tại đám tang của ông năm 1999. Ảnh: CNN
Một người dân khóc và cầm ảnh của John F. Kennedy Jr., con trai duy nhất của cố Tổng thống Kennedy, tại đám tang của ông năm 1999. Ảnh: CNN

Như vậy, sau cái chết của em trai, bà Caroline Bouvier Kennedy là giọt máu cuối cùng của tổng thống thứ 35 của nước Mỹ. Bà Caroline đang giữ chức đại sứ Mỹ tại Nhật Bản.

Ngày 16/5/2012, cái chết của bà Mary Richardson Kennedy trở thành sự kiện tạm chốt lại lời nguyền tai ương đã đeo bám dòng họ Kennedy. Nhà chức trách cho biết người vợ của ông Robert F. Kennedy Jr., cháu ruột của Tổng thống Kennedy, đã thắt cổ để kết liễu cuộc đời. Theo CNN, nạn nhân tự tử có thể vì bế tắc trong cuộc sống (bà Mary bị chồng ghẻ lạnh), nhưng người dân tin rằng sự việc này có liên quan đến lời nguyền ám ảnh những ai liên quan tới dòng họ Kennedy.

Những thuyết âm mưu về vụ ám sát Tổng thống Kennedy

Hơn 50 năm đã trôi qua kể từ ngày cố Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát. Tuy nhiên, sự thật về cái chết của ông vẫn luôn là một bí ẩn.

Giải mã bí ẩn lời nguyền

Dù người dân luôn tin nhà Kennedy đã chịu lời nguyền hàng thập kỉ qua, nhưng chỉ duy nhất Thượng nghị sĩ Ted Kennedy là người đầu tiên trong gia tộc thừa nhận chính thức về điều này. Khi phát biểu trên truyền hình ngày 25/7/1969 về sự cố tai nạn giao thông do chính chiếc xe mà mình điều khiển gây ra, ông Ted nói: "Có thực sự là một lời nguyền khủng khiếp đang đe dọa cả nhà Kennedy hay không"?

Năm 1969, Thượng nghị sĩ Ted Kennedy gặp tai nạn xe hơi khi lái xe ở bang Massachusetts. Người trợ lý Mary Jo Kopechne thiệt mạng trong tai nạn.
Thượng nghị sĩ Ted Kennedy gặp tai nạn xe hơi khi lái xe ở bang Massachusetts năm 1969. Nữ trợ lý Mary Jo Kopechne qua đời trong tai nạn. Ảnh: CNN

Những người khẳng định lời nguyền có thật thậm chí còn nghiên cứu lại tử vi của ông Joseph P. 'Joe' Kennedy, Sr., bố của Tổng thống Kennedy, để giải thích sự xui rủi của gia tộc. Một số người khác cho rằng một giáo sĩ đã yểm bùa ông Joe để trả thù.

Ông Edward Klein, tác giả một quyển sách về lời nguyền nhà Kennedy nhận định: "Gần như mỗi khi một thành viên gia tộc Kennedy sắp đạt được mục đích hay tham vọng của mình thì anh ta phải trả cái giá rất đắt". Ngoài gia đình Kennedy, ông Klein cho rằng nếu muốn tìm hiểu những gia tộc bị vận xui đeo bám thì chỉ có thể lục lại tư liệu xưa về thời Hy Lạp cổ đại, về các nhân vật trong truyền thuyết như Agamemnon, Clytemnestra, Orestes và Electra.

Ông Larry Sabato, nhà khoa học chính trị tại Đại học Virginia nêu lên một góc nhìn khác về "lời nguyền". "Chưa từng có gia tộc nào tạo ra đến 3 thượng nghị sĩ, 1 tổng thống, 2 ứng viên tổng thống như nhà Kennedy. Người dân vẫn tin vào chuyện lời nguyền là vì họ quá chú trọng vào nhà Kennedy. Chúng ta gần như biết rất rõ thông tin về mỗi thành viên trong gia tộc và có những ký ức, sự liên quan riêng tới họ".

Nỗi đau mất chồng và mất con của Đệ nhất phu nhân Kennedy

Năm 1963 là năm đầy bi kịch của phu nhân Jacqueline Kennedy khi phải lần lượt chứng kiến con trai qua đời lúc mới 2 ngày tuổi còn chồng bị ám sát ba tháng sau đó.

Tái hiện vụ ám sát Tổng thống Kennedy bằng ảnh xưa và nay

Thành phố Dallas, bang Texas là địa điểm đầu tiên trong lịch trình hôm 22/11/1963 của Tổng thống Kennedy. Chẳng ai ngờ rằng đây là chuyến đi cuối cùng trong cuộc đời của ông.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm