Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

Bệnh viện ở TP.HCM cần làm gì khi phát hiện người dương tính với nCoV?

Nếu bệnh viện không chủ động phát hiện sớm các ca Covid-19, "thành trì chống dịch" sẽ trở thành nơi lây nhiễm chéo với những hậu quả rất nặng nề.

Căn cứ vào quy định của Bộ Y tế và thực tiễn công tác phòng, chống dịch tại thành phố, Sở Y tế TP.HCM ban hành Quy trình xử lý khi bệnh viện phát hiện những trường hợp dương tính với nCoV. Tùy thuộc theo diện phát hiện chủ động hay bị động, các cơ sở y tế sẽ chọn giải pháp phù hợp.

Xác định ca bệnh nghi nhiễm tại bệnh viện là chủ động hay bị động

Trong đợt bùng phát Covid-19 lần thứ 4, Việt Nam phải đối mặt các ổ dịch nguy hiểm trong bệnh viện. Đặc biệt, một số cơ sở y tế bị phong tỏa do có ca mắc Covid-19 từng đến khám bệnh, điều trị. Ở thời điểm này, vai trò phát hiện ca nghi nhiễm của các bệnh viện ngày càng trở nên quan trọng.

Nếu bệnh viện chủ động phát hiện sớm ca dương tính qua khám sàng lọc, công tác truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng, dập dịch trong cộng đồng hiệu quả hơn, Ngược lại, nếu bị động, bệnh viện sẽ trở thành nơi lây nhiễm chéo với những hậu quả rất nặng nề.

Theo quy định của Sở Y tế TP.HCM, các ca dương tính với nCoV phát hiện chủ động là những trường hợp được xác định qua khai báo y tế, khám/cấp cứu sàng lọc ngay khi người bệnh đến viện.

Trường hợp bệnh nhân không được phát hiện qua tầm soát được xếp vào diện bị động. Bởi họ đã vào khu khám ngoại trú, điều trị nội trú, nguy cơ lây lan trong bệnh viện.

phat hien nguoi duong tinh voi nCoV tai benh vien anh 1

Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) tạm thời bị phong tỏa sau khi tiếp nhận ca mắc Covid-19 tới khám. Ảnh: Phạm Ngôn.

Giải pháp

Với trường hợp ca bệnh được phát hiện chủ động, bệnh viện phải báo ngay cho Sở Y tế TP.HCM, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (HCDC); đồng thời tạm ngưng hoạt động khám và điều trị ngoại trú; dừng tiếp nhận bệnh nhân mới.

Song song đó, các cơ sở y tế phải triển khai ngay việc truy xuất camera, xác định nhân viên thuộc diện F1 để đưa đi cách ly tập trung theo quy định, tách những trường hợp không tuân thủ quy tắc an toàn phòng, chống lây nhiễm Covid-19 trong bệnh viện (như khẩu trang, phòng hộ cá nhân) ra khỏi nơi khám, chữa.

Sau đó, bệnh viện phải khử khuẩn khu vực tiếp nhận, khám sàng lọc các khoa, phòng có liên quan. Lãnh đạo cơ sở y tế cần rà soát, củng cố quy trình khai báo y tế, phân luồng, khám sàng lọc, cách ly, xét nghiệm (nếu có).

Trong thời gian tạm ngưng hoạt động khám ngoại trú, bệnh viện vẫn cho người điều trị nội trú xuất viện nếu có chỉ định, với điều kiện đảm bảo bệnh nhân đã được lấy mẫu xét nghiệm tầm soát.

Tất cả nhân viên công tác tại khu vực sàng lọc cần được theo dõi tình trạng sức khỏe hàng ngày và làm xét nghiệm rRT-PCR sàng lọc Covid-19 định kỳ hàng tuần. Nếu có trường hợp xuất hiện triệu chứng, những người này cần cách ly và lấy bệnh phẩm xét nghiệm rRT-PCR ngay lập tức.

phat hien nguoi duong tinh voi nCoV tai benh vien anh 2

Lực lượng chức năng tạm thời khoanh vùng y tế Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn sau khi thai phụ ở quận Tân Phú có kết quả dương tính với nCoV. Ảnh: Thanh Phúc.

Tùy thuộc kết quả xét nghiệm và mức độ triển khai các hoạt động nêu trên, sở y tế sẽ có quyết định cho bệnh viện sớm hoạt động trở lại bình thường hay phải tiếp tục tạm ngưng, thậm chí phong tỏa toàn bộ. Thông thường, sở sẽ đưa chỉ đạo sau 24-48 giờ, dựa trên kết quả xét nghiệm, mức độ triển khai đã ghi nhận.

Theo Sở Y tế TP.HCM, quy định xử lý tình huống này không áp dụng với các bệnh viện được phân công nhiệm vụ chuyên tiếp nhận điều trị người mắc Covid-19 theo kịch bản 5.000 ca dương tính mà thành phố đã lên.

Với những ca bệnh phát hiện bị động, bệnh viện phải báo cáo ngay Sở Y tế, HCDC, lập tức phong tỏa tạm thời. Mức độ phong tỏa có thể chỉ một khu vực (nếu bệnh nhân nghi nhiễm chỉ đến khám tại một phòng, khoa) hoặc toàn bộ bệnh viện (nếu ca nghi nhiễm đang nằm điều trị nội trú).

Tương tự quy trình với ca bệnh được phát hiện chủ động, bệnh viện phải truy xuất camera để xác định nhân viên thuộc diện F1 để đưa đi cách ly tập trung. Tất cả nhân viên còn lại cách ly tạm thời tại bệnh viện. Nhân viên ở ngoài bệnh viện cách ly tại nhà.

Khi phát hiện ca nghi nhiễm, các cơ sở y tế phải thông báo ngay tình hình đến trung tâm y tế quận/huyện để điều tra dịch tễ và khử khuẩn toàn bệnh viện.

phat hien nguoi duong tinh voi nCoV tai benh vien anh 3

Lực lượng chức năng lập hàng rào chắn trước cổng chính của Bệnh viện quận Tân Phú. Ảnh: Chí Hùng.

Ngoài ra, tất cả nhân viên của bệnh viện, nhân viên cung ứng các dịch vụ tiện ích, người bệnh và thân nhân các ca điều trị nội trú cần được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc. Với nhân viên, những người tiếp xúc bệnh nhân nghi nhiễm sẽ được lấy mẫu xét nghiệm đơn. Trường hợp nhân viên, bệnh nhân không tiếp xúc trực tiếp ca nghi nhiễm được phép lấy mẫu gộp.

Nếu bệnh nhân nằm điều trị nội trú nhiều ngày mới phát hiện dương tính với nCoV, các cơ sở y tế cần xét nghiệm khẩn cấp, càng sớm càng tốt.

Tất cả nhân viên cần được theo dõi tình trạng sức khỏe hàng ngày và làm xét nghiệm rRT-PCR tầm soát định kỳ hàng tuần. Nếu xuất hiện triệu chứng, họ phải cách ly và xét nghiệm sàng lọc Covid-19 bằng phương pháp rRT-PCR ngay lập tức.

Với những bệnh nhân đang điều trị ngoại trú dài hạn như suy thận mạn tính, đang chạy thận nhân tạo, cao huyết áp, suy tim…, lãnh đạo bệnh viện phải cáo cáo khẩn về phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP.HCM, để được hỗ trợ tạm chuyển tuyến điều trị. Bởi đây là nhóm có nguy cơ cao khi mắc Covid-19.

Song song với các nhiệm vụ trên, bệnh viện có trách nhiệm rà soát, phát hiện các lỗi và củng cố quy trình khai báo y tế, khám sàng lọc, cách ly, xét nghiệm.

Trong thời gian tạm phong tỏa, các bệnh nhân nội trú vẫn được phép xuất viện nếu có chỉ định. Trước khi ra viện, họ phải được lấy mẫu xét nghiệm và yêu cầu tự cách ly tại nhà, thông báo với y tế địa phương qua HCDC.

Những người bệnh và nhân viên trong khu vực bị phong tỏa của viện cần được đảm bảo đồ ăn, thức uống.

Tuỳ thuộc kết quả xét nghiệm và mức độ triển khai các hoạt động nêu trên, Sở Y tế TP.HCM sẽ đưa quyết định cho bệnh viện hoạt động trở lại hay đề xuất Ban chỉ đạo thành phố chính thức phong tỏa, có thời hạn theo quy định.

Bộ Y tế ban hành thang đánh giá nguy cơ bùng phát dịch theo 4 mức độ

Quy định này của Bộ Y tế nhằm cụ thể hóa và chi tiết hơn Chỉ thị 15, 16, 19 của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ trưởng Bộ Y tế: 5 lưu ý để dập dịch ở Bắc Ninh

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu mỗi người dân, hộ gia đình, ký cam kết phòng, chống dịch Covid-19, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.

Dịch Covid-19

Co giat mi mat canh bao benh gi? hinh anh

Co giật mí mắt cảnh báo bệnh gì?

0

Co giật mí mắt (Eye Twitching) là tình trạng mí mắt co thắt lặp đi lặp lại không kiểm soát. Co giật mí mắt có thể liên quan đến mắt nhưng cũng có thể liên quan đến dây thần kinh và các cơ trên khuôn mặt.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm