Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bay trên khinh khí cầu có nguy hiểm không?

Khinh khí cầu thường được sử dụng cho những chuyến đi ngắm cảnh nhẹ nhàng, nhưng độ an toàn của phương tiện này thường bị đặt dấu hỏi.

Sáng ngày 26/6, một khinh khí cầu đã bốc cháy ở phía Tây thành phố Albuquerque, bang New Mexico, Mỹ sau khi va vào đường dây điện và khiến cả 5 người có mặt trên phương tiện thiệt mạng ngay sau đó.

Khinh khí cầu, từ lâu đã được gắn liền với những chuyến đi nhẹ nhàng và rực rỡ màu sắc, là phương tiện thường gặp tai nạn và khiến hàng chục người chết trong 50 năm trở lại đây.

Tai nan khinh khi cau,  My,  Tai nan anh 1

Tai nạn khinh khí cầu sáng ngày 26/6 tại bang New Mexico của Mỹ khiến 5 người thiệt mạng. Ảnh: Fox News.

Theo các cuộc điều tra từ năm 1964 của Ủy ban An toàn Vận tải Quốc gia Mỹ, tổng cộng đã xảy ra 775 sự cố liên quan đến khinh khí cầu và làm 70 người thiệt mạng. Gần đây nhất, vào năm 2016 tại Texas, một khinh khí cầu cũng đã lao vào đường dây điện và rơi xuống đồng cỏ, khiến 16 người thiệt mạng.

“Mọi người đã sử dụng khinh khí cầu một cách rất an toàn, chính xác là từ năm 1783, rất lâu trước khi những chuyến bay chạy bằng động cơ đầu tiên thành công của Wright Brother vào năm 1903”, chuyên gia an toàn hàng không Carl Holden nói với tờ USA Today. Có lẽ việc lắp thêm động cơ cỡ lớn và làm tăng trải nghiệm cho khách du lịch đã khiến những vụ tai nạn khinh khí cầu ngày càng được ghi nhận nhiều hơn.

Tuy các chuyên gia không ngừng cảnh báo về tính an toàn của loại phương tiện này, những vụ tai nạn khinh khí cầu vẫn liên tiếp xảy ra và có dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng hơn.

Tai nan khinh khi cau,  My,  Tai nan anh 2

Việc trang bị các động cơ mạnh mẽ khiến khinh khí cầu trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Ảnh: Britannica.

Vụ tai nạn gây thiệt hại nặng nề nhất trong những năm trở lại đây xảy ra vào tháng 2/2013, một khinh khí cầu đã bất ngờ bốc cháy khi đang bay qua vùng Luxor của Ai Cập, giết chết 19 trong tổng số 21 người trên chuyến bay.

Năm 2012, một khinh khí cầu cũng đã vướng vào đường dây điện ở New Zealand và bốc cháy khiến 11 người thiệt mạng.

Theo quy định của Cục Hàng không Liên bang Mỹ, tất cả khinh khí cầu hoạt động ở nước này đều phải được kiểm tra hàng năm hoặc cứ sau 100 giờ bay nếu được vận hành thương mại. Các phi công điều khiển khinh khí cầu cũng được yêu cầu phải hoàn thành xuất sắc các cuộc đánh giá tay nghề hai năm một lần.

Mỹ được biết đến là đất nước sở hữu số người yêu thích khinh khí cầu nhiều nhất thế giới. Tại đây cũng có Liên đoàn Khinh khí cầu Mỹ, câu lạc bộ chính thức dành cho tất cả những người yêu thích loại phương tiện này, hoạt động như một nhà tổ chức cho hơn 50 câu lạc bộ khinh khí cầu ở 31 tiểu bang và cả Canada.

Thành phố Albuquerque, nơi xảy ra vụ tai nạn vừa qua cũng là nơi diễn ra lễ hội khinh khí cầu lớn nhất thế giới, thường được tổ chức vào tháng 10 hàng năm, thu hút tới hơn 750 phương tiện tham gia.

Bài liên quan

Minh Hoàng

Bạn có thể quan tâm