Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Bảy anh em và đàn sư tử biến một thị trấn thành địa ngục

Bảy anh em trong một gia đình nghèo ở Tarhuna đã tận dụng sự hỗn loạn ở Libya để kiểm soát thị trấn, giết hại hàng trăm người và khủng bố cư dân địa phương trong gần 8 năm.

Noi chien dam mau o Libya anh 1

Trong 7 tháng qua, các nhân viên mặc đồ bảo hộ trắng đã nhiều lần phải lui tới thị trấn nông nghiệp nhỏ ở Tarhuna, cách thủ đô Tripoli của Libya khoảng 1 giờ lái xe về phía đông nam. Họ đánh dấu những hình chữ nhật nhỏ bằng băng đỏ trắng trên những cánh đồng, nơi họ tìm thấy 120 thi thể, BBC cho biết.

“Một khi khai quật được hài cốt mới, tôi đều cố gắng nhẹ nhàng nhất có thể. Chúng tôi tin rằng nếu bạn làm gãy xương của họ, linh hồn của họ sẽ cảm nhận được”, Wadah al-Keesh, một trong những nhân viên này nói.

Những ngôi mộ tập thể ở đây là di sản đáng sợ của một "triều đại" khủng bố, kéo dài gần 8 năm được áp đặt lên thị trấn bởi một gia đình người địa phương - người Kanis và lực lượng dân quân của họ.

Đế chế ghê rợn của 7 anh em

Bảy anh em người Kanis gồm Abdul-Khaliq, Mohammed, Muammar, Abdul-Rahim, Mohsen, Ali và Abdul-Adhim. Họ đã viết nên câu chuyện đáng sợ về cách một gia đình nghèo lợi dụng sự hỗn loạn ở Libya, sau cuộc nổi dậy năm 2011 lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi để kiểm soát một cộng đồng địa phương bằng sự cai trị tàn bạo.

Noi chien dam mau o Libya anh 2

Những con sư tử của anh em nhà Kanis trong cuộc diễu hành vào năm 2017. Ảnh: AFP.

“Bảy anh em này là những người thô bạo, không biết cách cư xử. Họ có địa vị xã hội gần như bằng không. Họ giống như một bầy linh cẩu. Họ thề thốt, cãi vã, thậm chí dùng gậy đánh nhau khi có mâu thuẫn”, Hamza Dila'ab, một luật sư - người từng gặp 7 anh em trong một đám tang vào năm 2011, nói.

Khi cuộc nổi dậy nổ ra, phần lớn người dân thị trấn Tarhuna vẫn trung thành với nhà lãnh đạo Gaddafi. Nhà lãnh đạo Gaddafi lúc bấy giờ đã ưu ái cho thị trấn này, giao công việc tốt trong lực lượng an ninh của mình cho những nam giới trong vùng.

Luật sư Dila'ab cho biết gia đình 7 anh em người Kanis là trong số ít những người ủng hộ cuộc nổi dậy, dù không phải vì lý tưởng, nhưng vì mối thù 30 năm của gia đình họ với một gia đình ủng hộ ông Gaddafi.

Trong tình trạng hỗn loạn sau cuộc lật đổ ông Gaddafi, 7 anh em đã tìm thấy cơ hội của mình.

Luật sư Dila'ab cho biết một cuộc tàn sát ghê rợn đã xảy ra, sau khi người em thứ 6 tên là Ali bị giết.

“Họ bắt đầu đáp trả cái chết của Ali không chỉ bằng cách tìm ra người chịu trách nhiệm và giết họ mà còn sát hại cả gia đình người đó”, Jalel Harchaoui, một chuyên gia về Libya tại Viện Clingendael ở Hà Lan, người đã nghiên cứu lịch sử của gia đình, cho biết.

Khủng bố không cần lý do

Gia đình người Kanis dần tiếp quản thị trấn và xây dựng lực lượng quân sự với hàng nghìn chiến binh. Giống như phần lớn lực lượng dân quân ở Libya, họ có quyền sử dụng quỹ nhà nước và từ việc trả thù, 6 anh em còn lại đã sử dụng nó để đánh dấu quyền lực ở Tarhuna.

Noi chien dam mau o Libya anh 3

Hàng chục người dân tập trung tại nơi khai quật những ngôi mộ tập thể. Ảnh: AFP.

“Chính sách của họ là khủng bố cư dân để gây ra nỗi sợ hãi. Họ giết người chỉ vì điều đó. Bất kỳ ai ở Tarhuna chống lại họ đều phải chết”, luật sư Dila'ab nói.

Hanan Abu-Kleish, một trong những nạn nhân kể lại sự việc xảy ra vào tháng 4/2017. “Một trong số họ dí súng vào đầu tôi và hỏi tôi ai đang ở trong nhà. Tôi nói không có ai cả. Anh ta kéo tôi đến phòng của ba tôi rồi nổ súng bắn chết ông ấy mà không cần lý do”.

Ba người anh của Hanan cũng bị giết ngày hôm đó. Hai người cháu của cô, 14 và 16 tuổi cũng bị mất tích sau khi bị phiến quân Kanis bắt đi. Bà Hanan nói rằng không có động cơ nào khác ngoài việc gia đình bà tương đối khá giả và được kính trọng ở Tarhuna.

Ở thời điểm năm 2017, gia đình 6 anh em người Kanis đã thành lập một bang nhỏ của riêng họ ở Tarhuna và khu vực xung quanh. Thậm chí họ còn kiểm soát cả cảnh sát. Họ điều hành một đế chế kinh doanh bẩn, moi tiền thuế từ nhà máy xi măng và các doanh nghiệp địa phương.

Họ xây dựng một trung tâm mua sắm và điều hành một số doanh nghiệp hợp pháp, bao gồm tiệm giặt là. Những người anh em này còn thu lợi từ việc “bảo kê” những tội phạm buôn lậu ma túy, những người di cư có lộ trình đi ngang qua lãnh thổ của họ.

Đứng đầu nhà nước mini là Mohammed al-Kani, một người theo chủ nghĩa Salaf (tín đồ của Hồi giáo chính thống), người lớn tuổi thứ 2 trong số các anh em. Mohammed có vẻ ngoài điềm đạm và thường mặc chiếc áo khoác truyền thống Salafist.

Bên dưới ông ta là Abdul-Rahim với đầu cạo trọc, phụ trách “an ninh nội bộ”, đối phó với bất kỳ kẻ phản bội nghi ngờ nào. Trong khi Mohsen với gương mặt hốc hác là “lãnh đạo quốc phòng”, phụ trách lực lượng dân quân Kanis. Tiếp đến là Abdul-Rahim, người được xem là “đao phủ” của nhóm và sau đó là Mohsen.

Luật sư Hamza Dila'ab nhớ lại nhiều người chạy trốn khỏi Tarhuna đã báo cho chính quyền ở Tripoli, nhưng đáng tiếc là giới chức trách đã nhắm mắt làm ngơ với tội ác của người Kanis, vì lực lượng dân quân ở đó rất hữu ích đối với họ.

Năm 2017, 6 anh em đã tổ chức cuộc diễu hành quân sự bao gồm vũ khí hạng nặng, hàng ngũ cảnh sát và đàn sư tử. Đây là tài sản cá nhân của nhóm và có tin đồn rằng những con sư tử đã ăn thịt một số nạn nhân.

Cuộc đổi phe và sự diệt vong

Năm 2019, nhóm anh em người Kanis quyết định đổi phe trong cuộc nội chiến ở Libya. Họ từ bỏ liên minh với Chính phủ hiệp định quốc gia (GNA), lực lượng kiểm soát miền Tây Libya. Họ đã mời kẻ thù lớn nhất của mình tướng Khalifa Haftar - chỉ huy quân đội quốc gia Libya sử dụng thị trấn của họ làm bệ phóng tấn công Tripoli.

Noi chien dam mau o Libya anh 4

Tấm áp phích của người được xem là "lãnh đạo quốc phòng" bên ngoài nhà tù của nhóm ở Tarhuna. Ảnh: AFP.

Thị trấn Tarhuna nhỏ bé trở thành tâm điểm cho cuộc đấu tranh quốc tế. Tướng Haftar được hậu thuẫn bởi một liên minh kỳ lạ gồm Pháp, Ai Cập, UAE và Nga. Để chống lại liên minh này, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường viện trợ vũ khí cho chính phủ lâm thời Libya.

Một máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ được cho đã không kích giết chết Mohsen al-Kani và em trai út, Abdul-Adhim, 22 tuổi, vào tháng 9/2019.

Cái chết của hai anh em và việc họ không chiếm được Tripoli đã khơi mào thời kỳ đẫm máu nhất ở Tarhuna.

“Các vụ giết người diễn ra thường xuyên hơn vì mọi thứ không diễn ra như ý muốn. Làm thế nào để đảm bảo rằng toàn bộ dân số Tarhuna không âm mưu với kẻ thù. Vì vậy gia đình Kanis ngày càng trở nên hoang tưởng”, chuyên gia về Libya Harchaoui nói.

Các chiến binh ủng hộ chính phủ đã chiếm được Tarhuna vào tháng 6/2020. 4 anh em còn lại của nhà Kanis cùng với tướng Haftar chạy trốn tới miền đông Libya. Những người dân của thị trấn vô cùng hạnh phúc khi quân đội chính phủ Libya tiến vào Tarhuna.

Nhưng di sản đau thương mà anh em nhà Kanis để lại vẫn ám ảnh họ. Kamal Abubakr, người đứng đầu cơ quan tìm kiếm và nhận dạng người mất tích của GNA, cho biết hơn 350 người ở Tarhuna được báo cáo mất tích, dù người dân địa phương nói con số thực tế phải hơn 1.000 người.

Cho đến nay, rất ít hài cốt trong các mộ tập thể được xác định danh tính, vì công việc đối chiếu ADN mới chỉ bắt đầu. Chính phủ ở Tripoli cho biết đang truy cứu trách nhiệm về các vụ giết người.

Tuy vậy, các anh em Kanis còn lại được bảo vệ bởi lực lượng của tướng Haftar, nên việc đưa họ ra công lý vẫn còn rất khó khăn. Ngay bên trong Tarhanu đã xuất hiện một số tin đồn về sự trả thù của anh em nhà Kanis, khiến người dân cực kỳ hoang mang.

“Người dân Tarhuna mới chỉ được giải phóng từ lực lượng dân quân này sang lực lượng dân quân khác, chính phủ chỉ là bộ mặt, dân quân vẫn là người kiểm soát ở thực tế. Họ chỉ làm công việc của họ, điều này khiến mọi người kinh hãi”, Wadah al-Keesh, người đào mộ ở Tarhuna nói.

Người di cư Nigeria bị thiêu sống ở Libya

Liên Hợp Quốc đã mô tả cái chết của nạn nhân là hậu quả của "một tội ác vô nhân tính chống lại người di cư".

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc 'choáng váng' vì 8 hố chôn tập thể ở Libya

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc bày tỏ sự kinh hoàng với việc phát hiện ra ít nhất tám ngôi mộ tập thể ở Libya và kêu gọi nhanh chóng điều tra về tội ác chiến tranh.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm