Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bất ổn chính trị Thái Lan và vụ đánh bom Bangkok

Vụ đánh bom ở Bangkok xảy ra vào lúc căng thẳng gia tăng tại quốc gia vốn chia rẽ sâu sắc về chính trị. Giới chuyên gia không bỏ qua giả thiết về âm mưu giành quyền lực.

Nội bộ chia rẽ sâu sắc

Một cuộc biểu tình của phe Áo Đỏ ủng hộ cựu Thủ tướng
Một cuộc biểu tình của phe Áo Đỏ ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin. Ảnh: AP

Bất ổn chính trị tại Thái Lan bắt nguồn từ việc chính phủ của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra tìm cách thông qua dự luật ân xá gây tranh cãi được cho là nhằm xóa tội đối với cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, mở đường cho ông trở về nước mà không phải chịu án tù sau thời gian dài sống lưu vong.

Hàng loạt xung đột giữa phe Áo Đỏ (ủng hộ chính phủ bị lật đổ của Thủ tướng Yingluck) và phe Áo Vàng thuộc lực lượng Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD) đã nổ ra trong 5 năm qua.

Tháng 5/2014, Tư lệnh lục quân Thái Lan, Tướng Prayut Chan-ocha đảo chính quân sự và cầm quyền thay cho đảng Pheu Thai (Vì nước Thái) của bà Yingluck. Tháng 8/205, phe cánh ủng hộ ông Thaksin đã phản đối chính quyền quân sự cấm một số nhà chính trị thuộc phe này hoạt động chính trị.

Trong khi đó, ở miền Nam Thái Lan, chiến dịch đòi ly khai vẫn diễn ra, tập trung ở vùng Pattani và liên tục lan sang các tỉnh lân cận, đe dọa lan đến thủ đô Bangkok. Một loạt xung đột dẫn khiến 1.200 người thiệt mạng trong một thập kỷ qua, với hơn 1.000 người chết kể từ khi bạo loạn nổ ra tháng 1/2004. Vùng bạo loạn là nơi đa số cư dân lại là thiểu số Hồi giáo trên một đất nước Phật giáo. 

Vụ đánh bom gần đền Erawan ở thủ đô Bangkok khiến 20 người thiệt mạng và hơn 120 nạn nhân khác bị thương vào tối 17/8 xảy ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng tại quốc gia bị chia rẽ sâu sắc về mặt chính trị. 

Nhiều người lo ngại rằng vụ đánh bom có thể là bước trong một kế hoạch đối đầu chính trị mới để tranh giành quyền lực ở Thái Lan. Bởi từ sau khi đảo chính, một mặt, chính quyền quân sự cam kết thúc đẩy hòa giải với các đối thủ chính trị, mặt khác, họ đã tước quyền bầu cử của các nhóm này một cách hệ thống. Tuy nhiên, cho tới nay, chính phủ hoặc tòa án vẫn chưa có phán quyết nào có lợi đối với đảng Pheu Thai. 

"Nếu quả thực vụ nổ là một trong những thủ đoạn chính trị nội bộ, nó sẽ dẫn tới một bước ngoặt đáng kể", Phó giáo sư Pavin Chachavalpongpun thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Kyoto, nói với BBC.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia an ninh, vụ đánh bom hôm 17/8 tại trung tâm thủ đô Bangkok không phù hợp với mô hình hoạt động của các nhóm chính trị tại Thái Lan, gồm quân nổi dậy Hồi giáo ở miền Nam và phe Áo Đỏ chống chế độ quân sự của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha.

Phong trào ly khai của người Hồi giáo gốc Malay ở miền Nam Thái Lan chống đối chính quyền tại Bangkok từ hơn 10 năm qua và gia tăng cường độ kể từ năm 2004. Tuy nhiên, các nhóm Hồi giáo ly khai chưa bao giờ tấn công quy mô lớn ở thủ đô, theo Straits Times.

Tư lệnh Lục quân Thái Lan, Tướng Udomdej Sitabutr, phát biểu trên truyền hình

Đại diện cảnh sát Thái Lan cho biết thiết bị gây ra vụ nổ gần đền Erawan là một dạng bom ống được nhồi 3 kg thuốc nổ TNT và bọc lại bằng một tấm vải. Lượng thuốc nổ này được kích hoạt từ xa bằng một thiết bị điện tử gắn bên ngoài.

rằng, vụ đánh bom “không giống với các sự cố ở miền Nam Thái Lan và loại bom được sử dụng cũng không xuất hiện ở miền Nam”.

Ông Anthony Davis, một chuyên gia phân tích an ninh của tạp chí HIS Jane’s tại Bangkok, cho biết: “Không có dấu hiệu của sự can thiệp của lực lượng ly khai miền Nam trong vụ việc. Điều này rất khó xảy ra bởi các cuộc tấn công liên quan tới chính trị Thái thường chỉ nhằm mục đích phát thông điệp và tránh gây ra thương vong. Điều đó chỉ dẫn chúng ta chuyển hướng tới các nhóm khủng bố quốc tế”.

“Mặc dù hung thủ có thể là những phần tử ly khai trẻ tuổi ở miền Nam, họ chưa bao giờ tấn công Bangkok. Và cảnh sát đã loại trừ đối tượng này”, Tiến sĩ Zachary Abuza, một chuyên gia độc lập về các vấn đề chính trị và an ninh Đông Nam Á, nhận định.

Trong khi đó, mục tiêu của Mặt trận Cách mạng Dân tộc (BRN), nhóm nổi dậy chính ở Thái Lan, thường nhằm vào dân thường và đôi khi ném bom các mục tiêu ngoài khu vực hoạt động của nhóm, nhưng không phải là thủ đô Bangkok. Nhóm cũng hiếm khi sử dụng loại bom như trong vụ tấn công tối 17/8.

Mối đe dọa từ bên ngoài

Hiện trường vụ nổ bom vào tối ngày 17/8. Ảnh: Bangkok Post
Hiện trường vụ nổ bom vào tối ngày 17/8. Ảnh: Bangkok Post

Chính phủ Thái Lan vừa trục xuất 109 người dân tộc Duy Ngô Nhĩ trở về Trung Quốc. Tuy nhiên, giả thiết nhóm đối tượng này đánh bom để trả thù đã bị loại trừ. 

"Nếu họ là những kẻ đánh bom, họ đã đứng ra nhận trách nhiệm. Nhưng 3 ngày đã trôi qua, vẫn không nhóm hay cá nhân nào lên tiếng", Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cho biết hôm 19/8. 

Theo một số chuyên gia, khủng bố quốc tế có thể là thủ phạm vụ đánh bom tại Bangkok vì hai lý do: Trả đũa chính sách được cho là phân biệt đối xử người Hồi giáo của Thái Lan và gây bất ổn Đông Nam Á vào lúc ASEAN đang hình thành mặt trận chung chống Hồi giáo cực đoan.

Chuyên gia người Thái Pavin Chachavalpongpun giảng dạy tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á ở Kyoto (Nhật Bản) nhận định: “Kích thước của quả bom khiến tôi nghĩ đó là hành động của khủng bố quốc tế. Vụ đánh bom có thể liên quan đến vấn đề người nhập cư”.

Dù nhiều suy đoán được đưa ra về kẻ đứng sau vụ đánh bom, mọi việc chỉ sáng tỏ sau khi giới chức Thái Lan hoàn tất quá trình điều tra. 

Một điểm mà giới phân tích đồng tình rằng, ít nhất một nhóm nhỏ liên quan tới việc chế tạo bom và lựa chọn mục tiêu khi một người đàn ông áo vàng đã đặt thiết bị nổ và sau đó rời khỏi hiện trường.

"Đó là hành động khá tinh vi. Rõ ràng mục tiêu đã được lựa chọn kỹ lưỡng”, tiến sĩ Abuza nói.

Cảnh sát Thái Lan hôm 19/8 cho hay, nghi phạm chính trong vụ đánh bom tại đền Erawan là người ngoại quốc và diện mạo của hắn cho thấy tên này tới từ châu Âu hoặc Trung Đông. “Hắn có làn da trắng và chắc hẳn là một người châu Âu hoặc mang dòng máu lai, có lẽ là từ Trung Đông”, ông Prawut Thawornsiri, phát ngôn viên cảnh sát Thái Lan nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình.

Thủ tướng Thái bác giả thiết người Duy Ngô Nhĩ trả thù

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha hôm 19/8 bác bỏ giả định của cảnh sát rằng vụ đánh bom chấn động Bangkok hôm 17/8 do người Duy Ngô Nhĩ thực hiện.

Nghi phạm đánh bom Bangkok nói ngôn ngữ lạ

Một người xe ôm ở Bangkok, Thái Lan tin rằng ông đã chở nghi phạm chính trong vụ đánh bom đền Erawan hôm 17/8 và tên này tỏ ra bình tĩnh, nói ngôn ngữ lạ qua điện thoại.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm