Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bất động sản hàng hiệu giá triệu USD có quá đắt với người Việt?

Dự án căn hộ hàng hiệu tại TP.HCM đang thu hút sự quan tâm lớn bởi mức giá vài trăm triệu đồng/m2. Nhiều người băn khoăn về mức hấp thụ sản phẩm xa xỉ này tại Việt Nam.

Giá bán 18.000 USD/m2 tại thị trường Hong Kong (Trung Quốc) của dự án căn hộ hàng hiệu Grand Marina, Saigon chênh lệch lớn trên thị trường. Nhiều người cho rằng mức giá phân khúc căn hộ hàng hiệu vượt ngoài khả năng chi trả của người Việt.

Thương hiệu quyết định giá trị

Thương hiệu là yếu tố hiển nhiên tạo nên chênh lệch về giá. Thế nhưng hơn một “cái mác”, các thương hiệu đặt ra quy chuẩn khắt khe trước khi cấp phép sử dụng cho dự án bất động sản xa xỉ. Đơn cử, thương hiệu khách sạn danh tiếng thường gắn tên tuổi với dự án có vị trí đắc địa, trung tâm. Nhiều thương hiệu tham gia chặt chẽ vào các khâu từ thiết kế, xây dựng đến bán hàng và hậu mãi - bao gồm quản lý, vận hành, bảo trì nâng cấp nhằm đảm bảo khách hàng có trải nghiệm đúng chất “hàng hiệu”.

Masterise Homes,  Grand Marina,  Saigon anh 1

Chất lượng thiết kế và xây dựng của dự án căn hộ hàng hiệu phải đạt quy chuẩn khắt khe của thương hiệu toàn cầu.

Nguồn cung hạn chế cũng góp phần tạo nên giá trị cho bất động sản hàng hiệu. Thế giới có khoảng 517 dự án hàng hiệu, trong đó Grand Marina, Saigon tọa lạc trung tâm thành phố tại Việt Nam.

Giá bán căn hộ hàng hiệu tại TP.HCM hiện thấp hơn hoặc tương đương các dự án cùng phân khúc ở Singapore và Bangkok, tùy quy mô dự án cũng như vị trí. Ở Bangkok, The Residences at Mandarin Oriental có giá bán khoảng 17.000 USD/m2. Căn hộ thương hiệu St. Regis rao bán trên trang Propery Guru Singapore với giá gần 5,7 triệu USD cho 256 m2, tương đương 22.000 USD/m2.

Masterise Homes,  Grand Marina,  Saigon anh 2

Dự án St. Regis Singapore Residences bán với giá 22.000 USD/m2. Ảnh: PropertyLimBrothers.

Bên cạnh đó, đại diện Savills Việt Nam, cho rằng, giá trị thương hiệu và vị trí tạo nên giá trị tổng thể của căn nhà. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ chú trọng tổng giá trị căn hộ hơn tính trên m2.

Nhu cầu "câu lạc bộ" nhà giàu tăng

Tầng lớp siêu giàu Việt được dự đoán tăng 31% trong 5 năm tới, theo Báo cáo Thịnh Vượng 2021 của Knight Frank. Đến năm 2025, nước ta có khoảng 511 người siêu giàu và hơn 25.800 người giàu. Trên thực tế, số người có tài sản lớn tại Việt Nam cao hơn nhiều thống kê của Knight Frank.

Masterise Homes,  Grand Marina,  Saigon anh 3

Quy mô dân số giàu và siêu giàu tại Việt Nam.

Giới phân tích nhận định, nhu cầu mua nhà có thương hiệu tại Việt Nam tăng nhanh. Dù ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng từ dịch Covid-19, nhu cầu thuê căn hộ hàng hiệu nóng dần khi du khách muốn ở trong căn nhà đủ tiện nghi thay vì phòng khách sạn. Ngoài ra, người Việt đủ khả năng mua căn hộ có thương hiệu với giá vài triệu USD. Tầng lớp thượng lưu Việt Nam muốn hưởng thụ cuộc sống “mang thương hiệu” đạt chuẩn, ngang tầm người giàu thế giới.

Ra mắt với mức giá 18.000 USD/m2 tại xứ Cảng Thơm, Grand Marina thuyết phục nhiều khách hàng đầu tư dù chưa có cơ hội tham quan dự án hay nhà mẫu, theo ông Kingston Lai, người sáng lập và CEO của Asia Bankers Club.

Ở Việt Nam, sự sôi động của thị trường căn hộ hàng hiệu thể hiện rõ tại khu nhà mẫu trị giá 400 tỷ đồng của dự án. Theo Masterise Homes, từ khi khai trương, Grand Marina Gallery liên tục được đặt kín chỗ với hàng trăm lượt khách tham quan mỗi ngày.

Masterise Homes,  Grand Marina,  Saigon anh 4

Nhà mẫu Grand Marina Gallery thu hút hàng trăm lượt khách mỗi ngày. Ảnh: Masterise Homes.

Dù vừa xuất hiện tại Việt Nam, căn hộ hàng hiệu ngày càng được ưa chuộng. Người mua sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để sở hữu mô hình này. Theo chuyên gia, Bangkok và Singapore đã phát triển bất động sản hàng hiệu từ lâu. Việt Nam đi sau và còn nhiều tiềm năng tăng trưởng, quan trọng là người Việt đã sẵn sàng tham gia vào thị trường này.

Giang Di Linh

Bình luận

Bạn có thể quan tâm