Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Bảo vệ trẻ trước chấn thương tâm lý'

Theo các chuyên gia, người thân cần để trẻ có thời gian bình tĩnh, giúp trẻ cảm thấy tin tưởng giãi bày cảm xúc về những gì đã trải qua để vượt qua những chấn thương tâm lý.

Tam ly tre em anh 1

Các diễn giả chia sẻ về phương pháp bảo vệ trẻ em trước những chấn thương tâm lý tại đường sách TP.HCM. Ảnh: Hoàng Tuyết.

Ngày 11/2, tại đường sách TP.HCM đã diễn ra buổi giao lưu và ra mắt sách Bảo vệ trẻ trước chấn thương tâm lý, với sự tham gia của tiến sĩ Lê Nguyên Phương và tác giả là chuyên gia tâm lý Maggie Kline.

Theo tiến sĩ Lê Nguyên Phương, nói đến chấn thương tâm lý (hay sang chấn tâm lý), hầu hết chúng ta đều hình dung nó đến từ những sự kiện dữ dội thời thơ ấu như: bị bạo hành thể xác, bị xâm hại tình dục, trải qua một biến cố to lớn như thiên tai hay tai nạn… Tuy nhiên, trên thực tế nó cũng có thể đến từ các sự kiện thường tình như: trẻ bị té ngã, đi khám chữa bệnh, phẫu thuật y tế, thú cưng qua đời hay cha mẹ ly hôn…

Chấn thương tâm lý là thứ bị tránh né, thờ ơ, coi nhẹ, chối bỏ, hiểu sai nhiều nhất và cũng là nguyên nhân gây đau khổ cho con người nhất mà không được chữa trị. Vì vậy, cuốn sách Bảo vệ trẻ trước chấn thương tâm lý sẽ cung cấp cho độc giả, nhất là các bậc phụ huynh nhiều kiến thức bổ ích để mọi người hiểu: thế nào là sang chấn tâm lý ở trẻ và các giải pháp chữa trị ra sao.

Tại buổi giao lưu, một số diễn giả cũng chỉ ra rằng nguyên nhân khiến trẻ bị sang chấn tâm lý là khi trẻ bị mất an toàn, do vậy gia đình cần tạo môi trường để trẻ cảm thấy an toàn. Nếu trẻ có những biểu hiện sang chấn tâm lý, gia đình cần đưa trẻ đến bác sĩ tâm lý khám, tư vấn, điều trị. Lúc này sự phản ứng, hỗ trợ của cha mẹ rất quan trọng để trẻ vượt qua chấn thương tâm lý.

Ngoài ra, người thân cần để trẻ có thời gian bình tĩnh, giúp trẻ cảm thấy tin tưởng để giãi bày cảm xúc về những gì đã trải qua khi bị sang chấn tâm lý.

Các bậc phụ huynh cũng nên giải thích cho trẻ hiểu tại sao trẻ lại bị như vậy, người thân đã cố gắng giúp đỡ bé ra sao và cần quan tâm đến nhu cầu của trẻ như được nghỉ ngơi, quan tâm chăm sóc, tránh la mắng lớn tiếng hoặc đổ lỗi cho trẻ đã gây ra sự cố...

Người trẻ đang chịu những tổn thương nào của quá khứ?

"Độc hành" kể cho bạn đọc về tổn thương trong quá khứ không thể hàn gắn được, để lại những ám ảnh sâu nặng lên đời sống, tâm lý người trẻ hiện đại.

'Não bộ tuổi teen'

Đó là tên cuốn cẩm nang dành cho các bậc cha, mẹ, giúp khám phá sự thật về tâm, sinh lý của con, để việc nuôi dạy trẻ dễ dàng hơn.

https://baotintuc.vn/doi-song-van-hoa/giao-luu-ra-mat-sach-bao-ve-tre-truoc-chan-thuong-tam-ly-20230211134143091.htm

Hoàng Tuyết / Báo Tin tức

Bạn có thể quan tâm