Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bảo vệ môi trường - mảnh ghép hoàn thiện chuỗi cung ứng bền vững

Phát triển bền vững được xem như xu thế tất yếu, “kim chỉ nam” của hầu hết lĩnh vực, nông nghiệp cũng không ngoại lệ. Trong đó, yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân 2,62%/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản là 190,5 tỷ USD (riêng năm 2020 là 41,25 tỷ USD).

Xu thế nông nghiệp công nghệ cao

Nền nông nghiệp đóng góp lớn vào sức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu, ngành chịu sức ép lớn đến năng suất, chất lượng. Trong khi đó, cuộc sống cải thiện kéo theo nhu cầu sản phẩm chất lượng ngày càng cao, người dùng tỏ ra thận trọng và khắt khe hơn khi mua sắm.

Trước thực tế này, nhiều chuyên gia nhận định, làm nông nghiệp chất lượng cao sẽ trở thành xu hướng tất yếu nhằm tiết kiệm đất, nước, hạn chế tác động đến môi trường trong khi năng suất và chất lượng sản phẩm cải thiện. Hướng đi này cũng được cho là đã thay đổi bộ mặt ngành nông nghiệp tại nhiều quốc gia.

Minh Tien,  ca phe Son La anh 1

Nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi cao về nhân sự lẫn cơ sở vật chất.

Dù hiệu quả, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện và tiềm lực thực hiện bài bản. Theo thông tin từ diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững cuối năm 2020, Việt Nam có 700.000 doanh nghiệp. Thế nhưng trong đó, chỉ 2.000 (2%) là thành viên của cộng đồng phát triển bền vững ở Việt Nam, khoảng 100.000 (15%) tiếp cận thông tin về phát triển bền vững.

Nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, nhân sự giám sát và dây chuyền hiện đại. Đặc biệt với thương hiệu phát triển sản phẩm bản địa, việc đi sâu vào đời sống người dân để tạo nên thay đổi không phải chuyện dễ dàng của một sớm một chiều. Đây cũng là những rào cản, bài toán mà doanh nghiệp cần vượt qua nếu muốn phát triển bền vững, bắt kịp xu hướng và không bị bỏ lại phía sau.

Tiên phong áp dụng chuỗi cung ứng bền vững

Giai đoạn những năm 2000, Ngân hàng Thế giới nhận định, việc cung cấp nước và giá nước là vấn đề ngày càng trở nên quan trọng không chỉ với cà phê, mà cả cây trồng khác. Các cơ sở chế biến không có chế tài, thiếu quy định phòng chống ô nhiễm khiến nước thảo không được kiểm soát gây ảnh hưởng lớn. Cùng với đó, tác động của việc sử dụng nhiều phân bón hóa học với sự bền vững của môi trường.

Từ gần 2 thập kỷ trước, doanh nghiệp làm cà phê Minh Tiến đã nhận thức rõ điều này và xây dựng chuỗi cung ứng bền vững từ ngày đầu thành lập, trong đó môi trường là mắt xích quan trọng không thể thiếu. Minh Tiến cân bằng giữa nông nghiệp hữu cơ và hệ sinh thái bản địa, duy trì nông nghiệp sạch với đất đai màu mỡ.

Song song, doanh nghiệp này tổ chức nhiều chương trình tập huấn, kiểm tra giúp xây dựng ý thức trong việc bảo vệ nguồn nước, quản lý rác thải, tăng cây che bóng và một số cây phủ đất để giữ ẩm và cải tạo đất. Nhờ vậy, đa phần đối tác nông hộ của Minh Tiến đạt năng suất cà phê tăng qua các năm.

“Trước kia khi chưa hợp tác với Minh Tiến, tôi trồng cà phê theo kinh nghiệm nên năng suất không cao, chỉ tầm 7-8 tấn/năm. Thế nhưng từ lúc học cách chăm sóc cà phê của doanh nghiệp này, năng suất đẩy lên 25-30 tấn/năm”, ông Vũ Duy Hiền Từ, đối tác của Minh Tiến từ những ngày đầu, cho biết.

Minh Tien,  ca phe Son La anh 4

Tiềm năng ngành cà phê được khai phá nhiều hơn khi áp dụng chuỗi cung ứng bền vững.

Không dừng ở việc nâng cao ý thức nhà nông, doanh nghiệp cam kết bền vững từ quy trình kiểm soát chặt chẽ về xả thải tại nhà máy, nhằm bảo vệ môi trường, nguồn nước, xây dựng hệ thống tái sử dụng vỏ cà phê, xử lý khí đốt tạo nên luân chuyển tài nguyên, tránh tiêu tốn và lãng phí. Cũng từ đây, nhiều vật dụng từ phế phẩm thân thiện môi trường được công ty giới thiệu và người dùng đón nhận.

Báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho thấy, tính chung 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,16 triệu tấn, trị giá 1,98 tỷ USD. Dù giảm so với cùng kỳ năm trước do tác động của dịch Covid-19, tiềm năng ngành cà phê được đánh giá còn nhiều, vị thế thương hiệu trong nước ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế. Tuy nhiên, điều này chỉ phát huy lâu dài khi nhiều doanh nghiệp tiếp cận, định hướng và bắt tay làm chuỗi cung ứng bền vững hơn nữa.

Giang Di Linh

Bình luận

Bạn có thể quan tâm