Hướng di chuyển của bão Trà Mi. Ảnh: TTXVN. |
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 25-27/10, bão Trà Mi (tên quốc tế là Trà Mi) liên tục đổi hướng với sức gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 11-15, khả năng đi vào Biển Đông trong ngày 25/10.
Hồi 13 giờ ngày 24/10, bão Trà Mi có vị trí tâm khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 120,3 độ Kinh Đông; trên đất liền phía Tây Bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88 km/giờ), giật cấp 11, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20 km/giờ.
Đến 13 giờ ngày 25/10, bão Trà Mi di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10-15 km/giờ, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông và đi vào Biển Đông, cách khu vực Hoàng Sa 600 km về phía Đông.
Sức gió mạnh nhất của bão cấp 9-10, giật cấp 12. Khu vực chịu ảnh hưởng là phía Đông khu vực Bắc Biển Đông; độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Đến 13 giờ ngày 26/10, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15-20 km/giờ, cách khu vực Hoàng Sa 320 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 15. Khu vực chịu ảnh hưởng là khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm khu vực Hoàng Sa); độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Đến 13 giờ ngày 27/10, bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 15 km/giờ, trên vùng biển phía Tây Bắc khu vực Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất cấp 11, giật cấp 13. Khu vực chịu ảnh hưởng là khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm khu vực khu vực Hoàng Sa); độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm lại theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 5-10 km, sau có khả năng đổi hướng Nam Tây Nam.
Do tác động của bão, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10 (89-102 km/giờ), giật cấp 12, sóng biển cao 3-5 m, vùng gần tâm bão 5-7 m; biển động rất mạnh.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Sách hay về môi trường
How to Save Our Planet - Mark Maslin: Tác phẩm được ví như cuốn cẩm nang về các vấn đề còn tồn tại và các giải pháp khả thi để cứu Trái Đất; trang bị cho người đọc những kiến thức khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu, tính bền vững và các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt.
We are the Weather: Saving the Planet Starts at Breakfast - Jonathan Safran Foer. Tác giả tin rằng mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp chăn nuôi và cuộc khủng hoảng khí hậu hiện ra không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, các hành động mang tính tập thể như giảm tiêu thụ thịt có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon.