Vào 16h chiều nay, tâm bão trên khu vực phía tây bắc quần đảo Trường Sa với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/h), giật cấp 10. Những giờ qua, bão di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc với tốc độ 5-10 km/h.
Dự báo mới nhất về đường đi của bão số 10. |
Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, trong đêm nay và ngày mai, bão sẽ di chuyển theo hướng tây tây bắc.
Đến 16h ngày mai (24/12), bão trên vùng biển phía tây nam khu vực Giữa Biển Đông với cường độ mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Sau đó trong đêm mai và ngày 25/12, bão sẽ đổi hướng tây tây nam, tiến về vùng biển các tỉnh từ Phú Yên đến Bà Rịa - Vũng Tàu và suy yếu dần thành một áp thấp nhiệt đới.
Theo ông Lâm, bão ít khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Tuy nhiên, hoàn lưu bão kết hợp với gió mùa đông bắc sẽ gây mưa cho Trung và Nam Trung Bộ, phía Đông Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Cụ thể, từ đêm 23/12 đến ngày 25/12, khu vực từ Đà Nẵng đến Khánh Hoà có mưa vừa, mưa to, cục bộ xuất hiện mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 60-150 mm, có nơi trên 250 mm. Nguy cơ cao xảy ra mưa cường suất lớn trên 100 mm trong 6 giờ.
Trong đêm 25/12, khu vực Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ xuất hiện mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 20-40 mm, có nơi trên 70 mm. Từ ngày 26/12, mưa lớn có khả năng giảm dần.
Ngoài ra, từ gần sáng đến đêm 24/12, khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận và phía đông khu vực Tây Nguyên có mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to, với lượng mưa phổ biến từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Sách hay về môi trường
How to Save Our Planet - Mark Maslin: Tác phẩm được ví như cuốn cẩm nang về các vấn đề còn tồn tại và các giải pháp khả thi để cứu Trái Đất; trang bị cho người đọc những kiến thức khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu, tính bền vững và các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt.
We are the Weather: Saving the Planet Starts at Breakfast - Jonathan Safran Foer. Tác giả tin rằng mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp chăn nuôi và cuộc khủng hoảng khí hậu hiện ra không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, các hành động mang tính tập thể như giảm tiêu thụ thịt có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon.