Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bão Manyi vào Biển Đông, diễn biến khó lường

Sau khi càn quét qua Philippines hôm qua, sáng nay (18/11), bão Manyi đã vào Biển Đông, trở thành bão số 9. Dự báo diễn biến khó lường do tương tác với không khí lạnh.

Vào 4 giờ sáng nay (18/11), tâm bão trên vùng biển phía đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133 km/h), giật cấp 15. Những giờ qua, bão di chuyển rất nhanh theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 km.

Bao Manyi anh 1

Dự báo về đường đi của bão Manyi.

Hiện nay, dự báo của các đài khí tượng lớn trên thế giới và Việt Nam có sự tương đồng cao khi nhận định về đường đi của bão Manyi. Tuy nhiên, diễn biến của bão sẽ phụ thuộc vào sự tương tác với khối không khí lạnh nên còn khó lường và thay đổi.

Theo nhận định ở hiện tại, dự báo khi vào Biển Đông, bão tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng tây tây bắc, sau đó khoảng ngày 20/11, do tương tác với không khí lạnh, bão chuyển hướng tây tây nam, đi chậm lại, tiến về vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ và suy yếu dần.

Dự báo đến khoảng 4h sáng 20/11, tâm bão trên khu vực phía tây khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 210 km về phía tây bắc với cường độ giảm xuống chỉ còn cấp 8, giật cấp 10.

Trong ngày và đêm 20/11, bão Manyi di chuyển chủ yếu theo hướng tây nam, tương tác với không khí lạnh, suy yếu thành một áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp trên khu vực biển Trung Trung Bộ của nước ta.

Dù suy yếu khi vào gần bờ, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định, vùng áp thấp ven biển Trung Trung Bộ (suy yếu từ bão Manyi) kết hợp với không khí lạnh sẽ gây ra một đợt mưa lớn kéo dài ở các tỉnh miền Trung, có khả năng gây ngập úng cục bộ.

Do ảnh hưởng của bão Manyi, vùng biển phía đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-12, giật cấp 15, sóng biển cao 3-5 m, vùng gần tâm bão 5-7 m, biển động dữ dội. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh và sóng lớn.

Bão Manyi hình thành từ một áp thấp ngoài khơi xa của Philippines, mạnh lên thành bão, sau đó tăng cấp rất nhanh. Thời điểm áp sát đảo Luzon của Philippines, bão mạnh lên cấp 16, giật trên cấp 17, trở thành siêu bão tiếp theo trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương năm nay.

Công điện chỉ đạo ứng phó siêu bão Man-yi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công điện số 8712/CĐ-BNN-ĐĐ ngày 17/11/2024 về việc ứng phó với bão Man-yi gần biển Đông.

Không hỗ trợ trục vớt 27 tàu du lịch bị đắm trong bão Yagi

Việc hỗ trợ đối với các tàu du lịch bị chìm đắm trong cơn bão số 3 (Yagi) không phù hợp với luật ngân sách, luật phòng chống thiên tai và các nghị định của chính phủ.

Bão Man-yi giảm 2 cấp, sắp di chuyển vào Biển Đông thành bão số 9

Bão Man-yi đã đi vào đất liền phía Đông đảo Lu Dông (Philippines) với cường độ không còn là siêu bão sau khi giảm 2 cấp.

Hơn 600 trang Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng địa lý đã bao quát toàn bộ cảnh quan và đặc điểm cụ thể từng vùng ở Việt Nam trên nhiều góc nhìn như tự nhiên, khí hậu, đất đai, sông ngòi, dân cư, đặc trưng kinh tế. Đây được xem là tác phẩm kinh điển về địa lý Việt Nam của giáo sư Lê Bá Thảo.

https://tienphong.vn/bao-manyi-vao-bien-dong-dien-bien-kho-luong-post1692430.tpo

Nguyễn Hoài/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm