Khoảng đêm nay đến rạng sáng mai (18/11), bão vào Biển Đông trở thành cơn bão số 9.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, đến 19h tối nay (17/11), vị trí tâm bão Man-yi trên đất liền đảo Lu Dông (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166 km/h), giật cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 25 km/h.
Bão Man-yi khả năng vào Biển Đông vào rạng sáng 18/11. Nguồn: NCHMF |
Dự báo trong 24 giờ tới, bão Man-yi tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ 20-25 km/h và đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong mùa mưa bão năm 2024.
Đến 19h tối mai (18/11), vị trí tâm bão trên khu vực Bắc Biển Đông cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 470 km về phía Đông Bắc. Cường độ bão lúc này tiếp tục giảm, còn cấp 11, giật cấp 14.
Dự báo diễn biến bão (24 đến 72 giờ tới):
Nguồn: NCHMF |
Từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Nam Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10 km, suy yếu dần thành một vùng áp thấp.
Các chuyên gia nhận định, khi vào Biển Đông, bão Man-yi khả năng tương tác với không khí lạnh đang tràn về nước ta nên giảm cấp nhanh.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-13, giật cấp 15, sóng biển cao 3-5 m, vùng gần tâm bão 5-7 m; biển động dữ dội. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của giông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Hơn 600 trang Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng địa lý đã bao quát toàn bộ cảnh quan và đặc điểm cụ thể từng vùng ở Việt Nam trên nhiều góc nhìn như tự nhiên, khí hậu, đất đai, sông ngòi, dân cư, đặc trưng kinh tế. Đây được xem là tác phẩm kinh điển về địa lý Việt Nam của giáo sư Lê Bá Thảo.