Lúc 23h đêm 29/11, báo Tuổi trẻ dẫn lời Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay, đây là thời điểm bão số đổ bộ vào đất liền. Vị trí tâm bão ở khu vực thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Sức gió mạnh nhất khi bão đổ bộ mạnh cấp 8, giật cấp 9.
"Lúc 22h30 ngày 29/11 tại trụ sở P.Xuân Phú (thị xã Sông Cầu), rất đông người dân sơ tán để tránh bão" - Báo Tuổi trẻ.
Trong khi đó, một số tuyến đường chính ở TP Quy Nhơn (Bình Định) bị mất điện. Tại thành phố này, cơ quan khí tượng ghi nhận gió giật cấp 9 (xấp xỉ 90 km/h).
22h ngày 29/11, tâm bão trên vùng biển gần bờ Bình Định – Phú Yên; cường độ bão mạnh cấp 8 (62 - 74 km/h). Trong đêm nay, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây, tốc độ giảm còn 10-15 km/h.
Bão sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng thấp.
Bão đang đổ bộ vào Bắc Phú Yên. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, ở Quy Nhơn đã có gió giật mạnh cấp 9, ở Tuy Hòa và An Nhơn có gió giật mạnh cấp 6. Ở Bình Định – Phú Yên đã có mưa vừa, mưa lớn.
Do ảnh hưởng của bão vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, sóng biển cao 2-4 m. Ven biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8.
Ở sâu trong đất liền các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lăk có gió giật mạnh cấp 6 - 7. Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to đến rất to.
Ngoài ra, khoảng đêm 30/11 sẽ có một đợt gió mùa đông bắc mạnh ảnh hưởng đến Bắc Bộ gây gió mạnh trên vịnh Bắc Bộ cấp 7, giật cấp 9, sau đó ảnh hưởng đến Trung Bộ gây mưa vừa, mưa to đến rất to.
Đã có hai tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi và Phú Yên bị nạn
Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên, cho biết, trong khi đang trên đường vào bờ tránh bão, 2 tàu cá của ngư dân Phú Yên và Quảng Ngãi bị nạn vào chiều 28/11. Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên đã cứu nạn thành công tàu cá của 2 cha con ông Nguyễn Điểm, trú tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đưa vào bờ an toàn.
Riêng tàu cá PY96182 TS với 6 lao động của ông Lê Văn Sơn, trú tại phường phú Đông, thành phố Tuy Hòa bị hỏng máy, thả trôi tự do trên biển chừng 120 hải lý. Hiện tàu cá này đã được lực lượng Cảnh sát biển vùng 3 điều tàu cứu hộ.
Dự kiến chiều nay, tàu cứu hộ cảnh sát biển sẽ lai dắt tàu cá bị nạn vào bờ.
Sáng 29/11, Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Cao Đức Phát dẫn đầu đoàn công tác đã có mặt tại miền Trung để chỉ đạo công tác ứng phó bão số 4.
Ông Cao Đức Phát yêu cầu các tỉnh Nam Trung Bộ giữ liên lạc xuyên suốt với các tàu cá trên biển đề phòng tình huống xấu xảy ra trong bão; tuyệt đối nghiêm cấm ngư dân ra khơi, hướng dẫn bà con neo đậu tàu thuyền an toàn tránh gây va đập vỡ khi bão đổ bộ.
Theo ông Phát, cơn bão này tuy không lớn nhưng dễ xảy ra tố, lốc cục bộ; đồng thời, cần theo dõi sát những hồ chứa đề phòng mưa lớn kéo dài sau bão. Các tỉnh Bình Định, Phú Yên cần tính toán vừa đối phó với bão Sinlaku vừa chủ động di dời dân vùng trũng ven sông, ven biển, vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét... đến các huyện, xã trong tình huống mưa lũ lớn.
Bão Sinlaku nhanh gấp đôi tàu cá
3 1
Với tốc độ di chuyển lên tới 30 km/h, bão Sinlaku được cho sẽ gây mưa lớn ở nhiều tỉnh Nam Trung Bộ và đe dọa đê biển khi kết hợp với triều dâng.
Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông
2
Đêm nay, áp thấp vượt qua quần đảo Philippines và đi vào Biển Đông, nhằm hướng các tỉnh Nam Trung Bộ.
Bão Sinlaku sức gió 80km/h hướng vào Bình Định - Khánh Hòa
9 2
Sáng 28/11, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão. Cơn bão có tên Sinlaku đang di chuyển về phía về phía bờ biển các tỉnh Bình Định - Khánh Hòa với sức gió lên tới 80 km/h.