Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Báo Anh kể chuyện xưng hô đặc biệt của người Việt

Các quy tắc xưng hô trong gia đình người Việt đôi khi tạo cảm giác bối rối mỗi khi cả đại gia đình tụ họp nhân dịp nào đó.

Ảnh minh họa:
Ảnh minh họa: thextrasuitecase.com

Connla Stokes, một độc giả Anh, viết một bài trên mục "Letter from" của tờ Guardian (Anh) về cách xưng hô của người Việt Nam. Đây là mục chuyên đăng những bài viết của bạn đọc trên khắp thế giới.

Trong dịp giỗ bà dì của vợ tôi ở TP. Hồ Chí Minh (bà sinh ra ở Hà Nội), cả gia đình đã cùng tụ họp và nhiều tình huống xưng hô dở khóc dở cười đã xảy ra.

Khi nói chuyện, người Việt rất khắt khe trong việc xưng hô theo quan hệ họ hàng. Vì thế, mọi người đều biết bản thân thuộc thế hệ nào và ai sẽ là người rửa bát cuối bữa ăn (có thể là người phụ nữ nhỏ tuổi nhất trong gia đình).

Tuy nhiên, cách xưng hô theo quan hệ họ hàng này nhiều khi dẫn đến những tình huống khó xử và phức tạp, đặc biệt là khi một người kết hôn đến lần thứ hai.

Chuyện tình cô gái Việt trắc trở vì bài kiểm tra tiếng Đức

Dù yêu và kết hôn với công dân Đức, một cô gái Việt Nam không thể vào đất nước của chồng trong vài năm do cô không vượt qua bài kiểm tra ngôn ngữ dành cho người nhập cư.

Nhân dịp đám giỗ bà dì, mọi người giới thiệu tôi với con gái riêng của chồng chị gái cùng mẹ khác cha của mẹ vợ tôi. Vì tôi 38 tuổi nên có thể gọi người phụ nữ ấy là "bác" hoặc thậm chí là "bà", nhưng tôi phải gọi là "chị" và gọi chồng chị, người đã ngoài 70 tuổi, là "anh".

Chồng chị, người đang ngồi nhâm nhi cốc rượu vang đỏ trên ghế đá, là người đàn ông nhiều tuổi nhất trong căn phòng, nhưng theo quan hệ họ hàng ở gia đình vợ tôi thì ông không thể ngang hàng với một số  người khác trong bữa tối hôm đó. Và người đàn ông ngoài 70 này phải gọi bố vợ tôi là "chú" với thái độ gượng gạo.

Khi bữa ăn bắt đầu, màn thực hành với đại từ nhân xưng tiếp tục diễn ra khi một người đàn ông 35 tuổi, là "cháu trai" của tôi, bế xốc cô con gái 10 tuổi lên trước mặt tôi và yêu cầu con bé chào "ông" và chào "chú" với cậu con trai 4 tuổi của tôi (khi ấy con trai tôi đang bận rộn với việc giận dỗi dưới gầm bàn). Vì vợ tôi là chị cả trong nhà nên con trai của em gái cô ấy phải gọi con trai tôi là "anh" mặc dù con trai tôi ít tuổi hơn nhiều.

Món ‘tiểu hổ’ của Việt Nam lên báo nước ngoài

Hãng AFP đăng bài về sở thích nhâm nhi thịt mèo của người Việt và nỗi lo sợ của người nuôi mèo khi những kẻ săn trộm luôn rình rập để bắt thú cưng của họ.

Người Việt thường xưng hô ở ngôi thứ ba. Chẳng hạn, một bà mẹ thường tự xưng là "mẹ" hoặc "má" khi nói chuyện với các con. Cách xưng hô này rất hữu ích khi bạn không gặp họ sau một khoảng thời gian dài.

Một lần khác, cũng trong một lần tụ họp gia đình, vợ tôi bảo tôi phải lễ phép với một người phụ nữ trung niên vì cô ấy là người có cấp bậc cao nhất trong họ hàng nhà bố chồng tôi. "Thế tên cô ấy là gì?", tôi hỏi. Vợ tôi nhún vai. Cô ấy không nhớ tên và chuyện đó cũng không quan trọng. "Chỉ cần chào là 'bác' thôi!"

Thậm chí, cả khi không phải mối quan hệ họ hàng, người Việt cũng thích sử dụng cách xưng hô theo độ tuổi.

Khi hai người Việt cùng lứa tuổi gặp nhau lần đầu, họ sẽ cố gắng đoán từ ngoại hình hoặc cách nói chuyện xem ai nhiều tuổi hơn. Nhưng họ cũng có thể nhầm. Vợ tôi đã từng khá khó chịu khi phát hiện ra một người mà cô ấy gọi là "chị" trong nhiều năm thực ra lại trẻ hơn cô ấy.

Vấn đề trở nên phức tạp hơn với những người không thông thạo tiếng Việt.

Để thể hiện sự tôn trọng với khách hàng quen, người chủ tiệm bánh khoảng 40 tuổi mà tôi vẫn hay ghé qua khi ở Hà Nội chào tôi: "chào anh", nhưng trong trường hợp này nó giống như là "chào em" thì đúng hơn, và vì không hiểu ngữ cảnh nên tôi đã chào lại: "chào em". Nhưng ngay lập tức, ông chủ cửa hàng nói: "Anh không thể gọi tôi là "em" vì anh trẻ hơn tôi nhiều", vì thế hãy gọi tôi là 'anh' như tôi gọi anh".

Chà, có vẻ như sẽ dễ dàng hơn khi ta gọi cà phê từ một "cô em".

Chợ tình Sa Pa lên báo nước ngoài

Hãng AFP đăng bài viết về sự biến chuyển của chợ tình Sa Pa, từ nơi tìm kiếm bạn đời và hẹn hò của các cặp đôi người dân tộc khi xưa, nay trở thành nét đặc sắc thu hút du khách.

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/191147/bao-anh-ke-chuyen-xung-ho-dac-biet-cua-nguoi-viet.html

Theo Nguyễn Thảo/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm